Những tháng cuối năm, Cô Tô (Quảng Ninh) trở về với nhịp sống thanh bình sau một mùa du lịch "bội thu". Người dân trên huyện đảo ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh quay lại làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt hải sản... Đây được xem như khoảng thời gian để Cô Tô "nghỉ ngơi và hồi phục". Tìm tới Cô Tô vào thời điểm cuối năm, nhiều du khách không khỏi thích thu với vẻ đẹp trầm lặng nhưng nên thơ, thanh bình nơi đây. Cô Tô có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 22 - 23 độ C, lượng mưa trung bình 1700 - 1900 mm/năm, khí hậu được phân làm 4 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khác với mùa hè, Cô Tô tháng 10, 11 nắng dịu, mát mẻ, chuyển se lạnh vào chiều tối, rất thích hợp để nghỉ dưỡng, khám phá hoạt động ngoài trời.Như nhiều vùng biển khác, Cô Tô cũng đa dạng các loại cá, tôm, cua, mực, ghẹ... trong đó đặc biệt là ốc móng tay với phần thịt giòn, ngọt. Nơi đây cũng nổi tiếng với đặc sản sá sùng. Sá sùng khô có giá vài triệu đồng mỗi kg nhưng luôn được săn lùng tìm mua.Sáng sớm, du khách có thể di chuyển ra khu vực cầu cảng để ngắm bình minh, đón chờ những chiếc tàu cá về bến, mang theo hải sản tươi rói. Những người phụ nữ trở về sau một đêm bắt ốc. Đã qua mùa cao điểm du lịch nên giá hải sản tại đảo rất phải chăng. Du khách có thể dễ dàng tìm mua để chế biến tại đảo hoặc mang về đất liền làm quà. Theo Phòng Văn hóa - Thông tin và Du lịch huyện Cô Tô, ước tính đến hết năm 2023, Cô Tô đón 310.000 lượt khách (bằng 144% so với cùng kỳ năm trước), trong đó khách quốc tế đạt 2.100 lượt khách (bằng 240% so với cùng kỳ năm trước).Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 5.300 USD (130 triệu đồng/người). Du lịch, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế.Quần đảo Cô Tô có hơn 50 đảo lớn nhỏ, với kết cấu địa chất đặc biệt. Huyện đảo chia làm hai quần đảo lớn có sự cư trú tập trung là Cô Tô Lớn và Thanh Lân. Cô Tô Nhỏ thì nằm ở phía Đông Bắc so với Cô Tô Lớn và phía Tây Bắc so với Thanh Lân, hợp thành một hệ đảo tam giác. Những hòn đảo đẹp khác gồm đảo Cá Chép, đảo Đông Nam, Đảo Sư Tử, đảo Hòn ngang, đảo Bảy Sao, đảo Vàng Cháu… Với diện tích 27km2, Thanh Lân là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo, cách trung tâm huyện đảo Cô Tô 4km đường biển, tương đương 20 phút đi bằng đò. Trên đảo có nhiều bãi biển thơ mộng như bãi Hải Quân, C76, bãi Ba Châu... và những bãi đá trầm tích hùng vĩ màu xám đặc trưng, bề mặt nhẵn mịn. Đến Cô Tô, du khách thường dành thời gian khám phá ngọn hải đăng được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Đường lên ngọn hải đăng xuyên qua một cánh rừng tự nhiên và đây có thể coi là một trong những con đường lên núi thơ mộng nhất ở Cô Tô Thời điểm này là mùa du lịch thấp điểm, do đó, chi phí dịch vụ di chuyển, ăn uống, lưu trú rất hợp lý. Những khu nghỉ nổi tiếng luôn còn phòng trống. Du khách dễ dàng đặt phòng view đẹp với giá cả phải chăng. Một số nhà nghỉ, khách sạn bắt đầu tu sửa, chỉnh trang để chuẩn bị cho mùa du lịch năm sau. Có lẽ điểm trừ duy nhất là nước biển đã khá lạnh.Cô Tô hiện nay đang tập trung phát triển thống sản phẩm du lịch biển đảo có khả năng cạnh tranh với các khu du lịch tương đồng, đặc biệt về nghỉ dưỡng biển, đảo, tham quan thắng cảnh biển đảo, các hoạt động thể thao giải trí trên biển (lặn biển ngắm san hô); trải nghiệm sinh thái cộng đồng cùng ngư dân…Huyện đảo này hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường; giữ vững mục tiêu 5 không “không còn hộ nghèo; không người ăn xin, không ma túy, không trộm cắp, không tệ nạn xã hội”.
Những tháng cuối năm, Cô Tô (Quảng Ninh) trở về với nhịp sống thanh bình sau một mùa du lịch "bội thu". Người dân trên huyện đảo ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh quay lại làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt hải sản... Đây được xem như khoảng thời gian để Cô Tô "nghỉ ngơi và hồi phục".
Tìm tới Cô Tô vào thời điểm cuối năm, nhiều du khách không khỏi thích thu với vẻ đẹp trầm lặng nhưng nên thơ, thanh bình nơi đây. Cô Tô có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 22 - 23 độ C, lượng mưa trung bình 1700 - 1900 mm/năm, khí hậu được phân làm 4 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khác với mùa hè, Cô Tô tháng 10, 11 nắng dịu, mát mẻ, chuyển se lạnh vào chiều tối, rất thích hợp để nghỉ dưỡng, khám phá hoạt động ngoài trời.
Như nhiều vùng biển khác, Cô Tô cũng đa dạng các loại cá, tôm, cua, mực, ghẹ... trong đó đặc biệt là ốc móng tay với phần thịt giòn, ngọt. Nơi đây cũng nổi tiếng với đặc sản sá sùng. Sá sùng khô có giá vài triệu đồng mỗi kg nhưng luôn được săn lùng tìm mua.
Sáng sớm, du khách có thể di chuyển ra khu vực cầu cảng để ngắm bình minh, đón chờ những chiếc tàu cá về bến, mang theo hải sản tươi rói.
Những người phụ nữ trở về sau một đêm bắt ốc. Đã qua mùa cao điểm du lịch nên giá hải sản tại đảo rất phải chăng. Du khách có thể dễ dàng tìm mua để chế biến tại đảo hoặc mang về đất liền làm quà.
Theo Phòng Văn hóa - Thông tin và Du lịch huyện Cô Tô, ước tính đến hết năm 2023, Cô Tô đón 310.000 lượt khách (bằng 144% so với cùng kỳ năm trước), trong đó khách quốc tế đạt 2.100 lượt khách (bằng 240% so với cùng kỳ năm trước).
Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 5.300 USD (130 triệu đồng/người). Du lịch, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện, chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế.
Quần đảo Cô Tô có hơn 50 đảo lớn nhỏ, với kết cấu địa chất đặc biệt. Huyện đảo chia làm hai quần đảo lớn có sự cư trú tập trung là Cô Tô Lớn và Thanh Lân. Cô Tô Nhỏ thì nằm ở phía Đông Bắc so với Cô Tô Lớn và phía Tây Bắc so với Thanh Lân, hợp thành một hệ đảo tam giác. Những hòn đảo đẹp khác gồm đảo Cá Chép, đảo Đông Nam, Đảo Sư Tử, đảo Hòn ngang, đảo Bảy Sao, đảo Vàng Cháu…
Với diện tích 27km2, Thanh Lân là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo, cách trung tâm huyện đảo Cô Tô 4km đường biển, tương đương 20 phút đi bằng đò. Trên đảo có nhiều bãi biển thơ mộng như bãi Hải Quân, C76, bãi Ba Châu... và những bãi đá trầm tích hùng vĩ màu xám đặc trưng, bề mặt nhẵn mịn.
Đến Cô Tô, du khách thường dành thời gian khám phá ngọn hải đăng được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Đường lên ngọn hải đăng xuyên qua một cánh rừng tự nhiên và đây có thể coi là một trong những con đường lên núi thơ mộng nhất ở Cô Tô
Thời điểm này là mùa du lịch thấp điểm, do đó, chi phí dịch vụ di chuyển, ăn uống, lưu trú rất hợp lý. Những khu nghỉ nổi tiếng luôn còn phòng trống. Du khách dễ dàng đặt phòng view đẹp với giá cả phải chăng. Một số nhà nghỉ, khách sạn bắt đầu tu sửa, chỉnh trang để chuẩn bị cho mùa du lịch năm sau. Có lẽ điểm trừ duy nhất là nước biển đã khá lạnh.
Cô Tô hiện nay đang tập trung phát triển thống sản phẩm du lịch biển đảo có khả năng cạnh tranh với các khu du lịch tương đồng, đặc biệt về nghỉ dưỡng biển, đảo, tham quan thắng cảnh biển đảo, các hoạt động thể thao giải trí trên biển (lặn biển ngắm san hô); trải nghiệm sinh thái cộng đồng cùng ngư dân…
Huyện đảo này hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường; giữ vững mục tiêu 5 không “không còn hộ nghèo; không người ăn xin, không ma túy, không trộm cắp, không tệ nạn xã hội”.