Theo đó, nạn nhân là chị Phạm Thị Thu Hằng (26 tuổi, khu tập thể 4 tầng, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Được biết, Hằng là cựu sinh viên chuyên sâu cờ, khoa 44 Giáo dục thể chất, tốt nghiệp đại học thể dục thể thao Bắc Ninh 2 năm trước với tấm bằng loại giỏi, hiện tại đang thất nghiệp.
Sau khi cắn lưỡi tự tử đang nằm mê man trong Bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Ninh. Từ khi được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến nay, Phạm Thị Thu Hằng chưa tỉnh lại.
|
Bố mẹ đang chăm sóc Phạm Thị Thu Hằng tại bệnh viện (Ảnh: Thúy Hằng/ Thể thao thanh niên). |
Chia sẻ đau lòng về người con gái dại dột của mình với báo chí, bà Hoàng Thị Mì, 61 tuổi và ông Phạm Văn Bằng, 55 tuổi, bố mẹ của Hằng kể lại trong nước mắt:
"Đó là tối thứ 6, 11/3, Hằng đi ngủ sớm, cháu nằm quay mặt vào trong, bỗng nhiên cả nhà thấy nghi ngờ rồi chạy vào lay con thì đã thấy cháu gồng người, cắn chặt lưỡi, máu chảy đầm đìa. Rất nhiều cô bác hàng xóm xung quanh xúm lại, khiêng gấp cháu đến bệnh viện cấp cứu. Máu chảy nhiều quá. Từ hôm đó tới nay cháu cứ nằm bất tỉnh, những lúc không có thuốc an thần, cháu gồng người lên để thở, răng vẫn cắn chặt”.
Được biết, Hằng là con gái lớn của gia đinh, dưới Hằng có một em trai 22 tuổi. Bố mẹ đều đi bộ đội về, sau một thời gian ngắn làm xây dựng, cấp dưỡng tại Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, hai ông bà đều nghỉ và không có tiền hưu hàng tháng.
Mỗi sáng, bà Mì bán một ít xôi, trứng luộc cho sinh viên, ông Bằng làm thợ xây tự do, ai thuê việc gì thì làm, tổng thu nhập của hai ông bà mỗi tháng hơn 3 triệu đồng.
Thế nhưng, cậu Phạm Văn Tiến, con trai út của ông bà năm 18 tuổi, đang học Trung cấp bỗng dưng sinh trầm cảm. Tiến chỉ ngồi trong nhà, hay nói cười một mình và không chủ động được hành vi.
Hằng ra trường đã 2 năm với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và nhiều giấy khen thành tích. Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết mình để xin việc nhiều nơi nhưng Hằng vẫn không tìm được công việc đúng với chuyên môn của mình.
"Cháu dạy thể dục ở một trường cấp 3 dân lập, học sinh ngỗ ngược quá, sức ép tâm lý, cháu phải nghỉ. Gia đình đi vay ngân hàng được hơn 10 triệu cho cháu đi học may, cháu làm được hơn 3 tháng thì nghỉ vì làm 10 tiếng mỗi ngày, lương thấp. Cháu ở nhà, giúp mẹ bán quán. Tôi thì đi làm quần quật, nào đâu lại xảy ra cơ sự này” và chuyện đau lòng xảy ra, bố Hằng chia sẻ.
Câu chuyện đau lòng của Hằng khiến dư luận xôn xao, đây là một trong những minh chứng nhức nhối của xã hội về việc cử nhân ra trường thất nghiệp hàng loạt vì không xin được việc?
Tháng 11/2015 Bộ LĐTBXH công bố 162.000 cử nhân thất nghiệp . Đó là chưa tính con số cử nhân thất nghiệp phải giấu bằng để đi làm công nhân.
Đa số cử nhân đi làm công nhân, bươn chải đủ nghề, thậm chí lao động chân tay như phụ bán cà phê, quán nhậu, bảo vệ, bán rau... để kiếm sống qua ngày là thực trạng phổ biến.
Mời quý độc giả xem video: