"Nhà vệ sinh công cộng ngàn sao" giữa Hà Nội
Chỉ riêng trong địa giới nội thành Hà Nội, đi tới đâu cũng có thể bắt gặp cái mùi khai thoang thoảng trên đường. Từ góc công viên, gốc câu, cầu đường,... thậm chí là những di sản.
Minh chứng rõ ràng rất là con đường gốm sứ. Được khánh thành vào năm 2010, được ghi trong sách kỉ lục Giuness và đã từng là biểu tượng của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, giờ đây sau 5 năm, con đường gốm sứ đã xuống cấp trầm trọng khi suốt dọc con đường đi qua 2 quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ, vô số vết đứt ngang dọc, bong tróc rất mất mỹ quan. Thậm chí chúng còn được mọi người ví von là "nhà vệ sinh công cộng ngàn sao".
|
Những dòng chữ "cấm đái bậy" nhan nhản trên tường ở cầu Long Biên. |
Một công trình mang tính nghệ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa này lại đang trở thành “nhà vệ sinh công cộng”, bốc mùi nồng nặc. Nhiều chỗ, người chạy xe ôm, xe ba gác, bán hàng rong… đứng “trút bầu tâm sự”, xả rác.
Từng gốc cây, cột điện ở đây hằng ngày vẫn phải đứng ra chịu đựng sự "vô ý thức" của người dân trong nước.
Cùng chung một số phận, cầu Long Biên ngay gần đó cũng đang chịu sự "ghẻ lạnh" của quần chúng nhân dân. Khi hằng ngày những kẻ "tè bậy" vẫn ngang nhiên phóng uế bừa bãi tại đây.
Mở rộng ra hơn, là những con đường ven hồ Tây, hồ Thiền Quang,.... Trên mặt hồ đầy dẫy rác thải các loại vứt xuống lòng hồ. Đây là nạn chung của thành phố, của quốc gia khi người dân không trân trọng di tích, di sản mà nhiều người phỉ báng chúng bằng cách "tè" lên di tích.
Vào sâu trong khu vực ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa), không khó có thể bắt gặp những biển báo "cấm đái" ở những con ngõ nhỏ ngoằn nghèo.
Bác Tống Hải ở ngõ 162 phát bực khi mỗi sáng tỉnh dậy là phải đi dọn dẹp chiến trường của những thanh niên ý thức kém đến đây tiểu bậy, hay những vị khách hàng xóm đến đây vứt rác bừa bãi. Thậm chí, hài hước hơn khi bác Hải đã phải viết biển báo đe dọa "cấm đái, bắt được phạt tiền 500.000 đ".
Tuy nhiên chúng không mấy có hiệu quả: "Dù cho có cấm, đe dọa thế nào thì mở mắt ra là thấy trên tường nhà mình bị nôn mửa, đái bậy, vứt rác,... Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc mà không có các nào giải quyết được. Mấy lần cả nhà phải canh thức đêm để bảo vệ nhưng được một thời gian thì lại tái diến", bác Hải ngán ngẩm chia sẻ.
|
Không khó bắt gặp những hình ảnh phản cảm như thế này. |
Nhiều du khách ngán ngẩm, nhăm mặt khi đi qua những nơi bốc mùi này. Anh Alex, một du khách người Pháp hoảng hốt thốt lên rằng: "Đi đâu cũng ngửi thấy mùi khai của nước tiểu". Anh này đặt ra một câu hỏi nghi vấn, liệu "tiểu bậy" có phải là văn hóa của người Việt Nam hay không?
Nguyên nhân do đâu?
Lý giải nguyên nhân đầu tiên mà quan trọng nhất đó chính là ý thức. Bác Hùng (54 tuổi), một xe ôm lâu năm tại khu vực chân cầu Long Biên vô tư cho biết, lí do đi "tiểu bậy" là do tiện, miễn phí.
|
Những góc phố bị những ké "tè bậy" phá hoại. |
Khi được hỏi, bác có ngại khi người khác nhìn vào khi bác tâm sự không? Hay đại loại bác cảm thấy như thế nào khi người nước ngoài nhìn vào đây như một thứ "văn hóa xấu xí" thì nhận được câu trả lời vô cùng hài hước: "Đâu có ai cấm đi tè bậy đâu. Với lại, là người Việt Nam thì ai mà chẳng đi tè bậy. Không mình thì cũng người khác, lo làm gì cho thiện thân".
Cách đó không xa, có một khu nhà vệ sinh dịch vụ sạch sẽ, tiện nghi tuy nhiên lại vắng vẻ, thưa thớt khách sử dụng. Thi thoảng có một vài vị khách du lịch hay khách vẵng lai tìm đến. Còn hầu hết những con người mưu sinh quanh khu vực cầu Long Biên thì lại không chọn dịch vụ này.
Bà Hồng, một phụ nữ đứng tuổi bán nước quanh đó nhẩm tính: "Mất 2000 đ/lượt. Mỗi ngày đi vệ sinh 4, 5 lần thì suy tính ra tiêu tốn cả chục bạc chỉ để đi vệ sinh. Đối với những người có thu nhập không cao như cô hay như những dân lao động quanh đây, kiếm được vài chục ngàn đồng/người/ngày còn khó thì lấy đâu ra tiền đi vệ sinh".
Một điều bất cập khác, những khu nhà vệ sinh này được bố trí không hợp lí, địa điểm cách xa nhau và hoạt động trong một thời gian ngắn.
Nhiều nhà vệ sinh chỉ hoạt động đến 5h chiều là đóng cửa, trong khi buổi tối đóng cửa im ỉm, người có nhu cầu sử dụng không còn cách nào khách là đi "tè bậy" trên những góc cây, cột điện, vỉa hè, bờ tường, những nơi khuất dân cư,....
|
Nhà vệ sinh gần đó nhưng chẳng có mấy ai sử dụng vì mất tiền. |
Ở những nước phát triền như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore,... đều phạt rất nặng những kè "tè bậy" này. Thậm chí phạt tù nếu tái phạm.
Tuy nhiên, bản thân Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đang quá dễ dãi với những đối tượng "thiếu ý thức văn hóa này", hành vi phóng uế bừa bãi có thể coi như hành động hủy hoại môi trường. Xem ra các cơ quan chức năng cần có chế tải sử lý nghiêm những hành vi hủy hoại môi trường, hủy hoại văn hóa. Đế tránh biến Việt Nam trở thành "nhà vệ sinh công cộng" trong mắt du khách du lịch nước ngoài.