Giữa tháng 3/2022, Bộ TN-MT đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.Tuy nhiên, trong thời gian chờ đóng cửa mỏ, nạn vàng tặc ở đây vẫn diễn ra khá rầm rộ dù lực lượng chức năng của tỉnh và địa phương liên tục tổ chức các đợt truy quét, đẩy đuổi.Càng đi sâu vào trong mỏ vàng Bồng Miêu tiếng máy nổ càng lớn, tại các bãi xái quặng càng bốc mùi hôi nồng nặc, nhiều khe suối nước đục ngầu vì hóa chất.Tại khu vực Lò 10 có 4 hầm đang bị vàng tặc đào xới. Ngoài miệng hầm có cả xe máy được các phu vàng độ lại để chở quặng từ trong hầm ra ngoài. Cạnh đó là lán trại để phu vàng ăn, ở và các lều bạt xay đá lấy quặng.Tại đây trông giống như hố bom, các bãi tập kết đá chất cao thành đống lớn, bể hóa chất, xái quặng được phu vàng chôn tạm bợ bốc mùi hóa chất nồng nặc.Tại khu vực Đồi Sim cũng tương tự với hàng chục lán trại nằm giữa rừng. Phu vàng N. (trú huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, anh được thuê đến đây khai thác vàng với tiền công hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.“Tôi chủ yếu làm vào ban đêm và lúc rạng sáng, còn gần trưa thì vào sâu trong núi trốn lực lượng chức năng truy quét. Làm ở đây rất vất vả, nặng nhọc, nhưng bù lại không đòi hỏi trình độ, chỉ cần sức khỏe…”, anh N. chia sẻ.Anh N. tiết lộ, khi nào có lực lượng công an vào truy quét thì anh và nhiều phu vàng khác bỏ chạy, lẩn trốn vào trong rừng, và dĩ nhiên ngày đó ông chủ sẽ không tính tiền công.Anh T. (quê Thanh Hóa) tâm sự. do không có việc làm ở quê nên anh theo một số người vào Quảng Nam làm thuê cho một chủ bãi. “Ban đầu chưa quen công việc nên rất mệt. Do chở quặng từ trong hầm ra ngoài, nhiều chỗ có nước, đất sình lầy, chưa quen đường nên thường xuyên bị té ngã…”, anh T. kể.Anh T. cho biết thêm, có không ít lần anh va vào vách đá do trời tối hay đường trơn trượt. Trung bình mỗi ngày anh chạy được hơn 10 chuyến, mỗi chuyến khoảng 30 phút và tiền công 6 triệu đồng mỗi tháng.Công an xã Tam Lãnh cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay đã tổ chức 5 đợt truy quét tại mỏ vàng Bồng Miêu, phá hủy 16 lán trại, 12 máy nổ, 26 hồ ngâm ủ quặng, khoảng 700 m2 bạt, 1.400 m ống nước cùng nhiều dụng cụ khác.Do lực lượng Công an xã Tam Lãnh chỉ có 5 cán bộ, chiến sĩ, trong khi mỏ vàng Bồng Miêu lại rộng lớn, đồi núi hiểm trở, tiếp giáp với các huyện miền núi nên công tác truy quét gặp rất nhiều khó khăn.Giữa tháng 3/2022, Bộ TN-MT đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Bồng Miêu - một trong những mỏ vàng trữ lượng lớn nhất cả nước.Việc đóng cửa mỏ nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản vàng chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác vàng trái phép, giữ gìn an ninh trật tự khu vực, bảo vệ môi trường.Kinh phí thực hiện gần 19,5 tỷ đồng, từ nguồn của Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại kho bạc nhà nước huyện Phú Ninh và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh Quảng Nam.Năm 2005, Công ty TNHH Bồng Miêu được cấp phép khai thác mỏ vàng này và giấy phép hết hạn vào năm 2016. Năm 2018, tòa án đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty. Người dân xã Tam Lãnh cho biết, Công ty vàng Bồng Miêu đã phá sản nhưng các mỏ vàng ở đây vẫn hoạt động thải hóa chất ra môi trường rất đáng sợ. Nguồn nước bị ô nhiễm nếu trâu bò uống phải nước trên sông Bồng Miêu là không bao giờ lớn cũng như không sinh sản được. Ngoài ra, các hóa chất như thủy ngân, cyanua ngấm vào mạch nước ngầm khiến nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Giữa tháng 3/2022, Bộ TN-MT đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đóng cửa mỏ, nạn vàng tặc ở đây vẫn diễn ra khá rầm rộ dù lực lượng chức năng của tỉnh và địa phương liên tục tổ chức các đợt truy quét, đẩy đuổi.
Càng đi sâu vào trong mỏ vàng Bồng Miêu tiếng máy nổ càng lớn, tại các bãi xái quặng càng bốc mùi hôi nồng nặc, nhiều khe suối nước đục ngầu vì hóa chất.
Tại khu vực Lò 10 có 4 hầm đang bị vàng tặc đào xới. Ngoài miệng hầm có cả xe máy được các phu vàng độ lại để chở quặng từ trong hầm ra ngoài. Cạnh đó là lán trại để phu vàng ăn, ở và các lều bạt xay đá lấy quặng.
Tại đây trông giống như hố bom, các bãi tập kết đá chất cao thành đống lớn, bể hóa chất, xái quặng được phu vàng chôn tạm bợ bốc mùi hóa chất nồng nặc.
Tại khu vực Đồi Sim cũng tương tự với hàng chục lán trại nằm giữa rừng. Phu vàng N. (trú huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, anh được thuê đến đây khai thác vàng với tiền công hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.
“Tôi chủ yếu làm vào ban đêm và lúc rạng sáng, còn gần trưa thì vào sâu trong núi trốn lực lượng chức năng truy quét. Làm ở đây rất vất vả, nặng nhọc, nhưng bù lại không đòi hỏi trình độ, chỉ cần sức khỏe…”, anh N. chia sẻ.
Anh N. tiết lộ, khi nào có lực lượng công an vào truy quét thì anh và nhiều phu vàng khác bỏ chạy, lẩn trốn vào trong rừng, và dĩ nhiên ngày đó ông chủ sẽ không tính tiền công.
Anh T. (quê Thanh Hóa) tâm sự. do không có việc làm ở quê nên anh theo một số người vào Quảng Nam làm thuê cho một chủ bãi. “Ban đầu chưa quen công việc nên rất mệt. Do chở quặng từ trong hầm ra ngoài, nhiều chỗ có nước, đất sình lầy, chưa quen đường nên thường xuyên bị té ngã…”, anh T. kể.
Anh T. cho biết thêm, có không ít lần anh va vào vách đá do trời tối hay đường trơn trượt. Trung bình mỗi ngày anh chạy được hơn 10 chuyến, mỗi chuyến khoảng 30 phút và tiền công 6 triệu đồng mỗi tháng.
Công an xã Tam Lãnh cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay đã tổ chức 5 đợt truy quét tại mỏ vàng Bồng Miêu, phá hủy 16 lán trại, 12 máy nổ, 26 hồ ngâm ủ quặng, khoảng 700 m2 bạt, 1.400 m ống nước cùng nhiều dụng cụ khác.
Do lực lượng Công an xã Tam Lãnh chỉ có 5 cán bộ, chiến sĩ, trong khi mỏ vàng Bồng Miêu lại rộng lớn, đồi núi hiểm trở, tiếp giáp với các huyện miền núi nên công tác truy quét gặp rất nhiều khó khăn.
Giữa tháng 3/2022, Bộ TN-MT đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Bồng Miêu - một trong những mỏ vàng trữ lượng lớn nhất cả nước.
Việc đóng cửa mỏ nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản vàng chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác vàng trái phép, giữ gìn an ninh trật tự khu vực, bảo vệ môi trường.
Kinh phí thực hiện gần 19,5 tỷ đồng, từ nguồn của Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại kho bạc nhà nước huyện Phú Ninh và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh Quảng Nam.
Năm 2005, Công ty TNHH Bồng Miêu được cấp phép khai thác mỏ vàng này và giấy phép hết hạn vào năm 2016. Năm 2018, tòa án đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty. Người dân xã Tam Lãnh cho biết, Công ty vàng Bồng Miêu đã phá sản nhưng các mỏ vàng ở đây vẫn hoạt động thải hóa chất ra môi trường rất đáng sợ. Nguồn nước bị ô nhiễm nếu trâu bò uống phải nước trên sông Bồng Miêu là không bao giờ lớn cũng như không sinh sản được. Ngoài ra, các hóa chất như thủy ngân, cyanua ngấm vào mạch nước ngầm khiến nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.