Vũ “Nhôm” được lãnh đạo trước khen, nay truy tội: Liên quan ông Minh, Chiến quyền lực... ngã ngựa?

Google News

(Kiến Thức) - Vũ “nhôm” cho rằng, hai nhiệm kỳ lãnh đạo trước được nhận nhiều bằng khen nhưng nay bị xét xử trước tòa nên đau đớn. Dư luận đặt câu hỏi: Ai khen Vũ? Nếu là ông Minh, ông Chiến thì họ đều là đồng phạm nên mới ngã ngựa...

“Hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố trước đó đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen cho tôi. Pháp luật thì chỉ có một, tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa. Tôi rất đau đớn về việc này” - bị cáo Phan Văn Anh Vũ đã nói như trên khi trả lời luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (người bào chữa cho Vũ) tại phần thẩm vấn phiên tòa xét xử 2 cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cùng 19 đồng phạm trong vụ thâu tóm đất công sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày 5/1 thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo bị cáo vẫn được biết tới với cái tên Vũ "nhôm", bản thân mình không sao vì cũng bị phạt 30 năm rồi nhưng "cái oan, cái nhục nhã là cho vị lãnh đạo". Đồng thời, hứa với HĐXX rằng những lời bị cáo trình bày tại tòa là đúng sự thật. Bởi theo Vũ: “Phiên tòa này, HĐXX có tuyên vô tội hay bản án 5 năm, 10 năm cũng không làm thay đổi bản chất để hình phạt của bị cáo nặng thêm để phải quanh co chối tội. Bị cáo cũng không thể nhận tội thay người khác...", Vũ nói.
Từ lời khai trên của Vũ, dư luận đặt câu hỏi, Ai là người khen Vũ? Nếu là 2 cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến khen thì họ đều là đồng phạm nên mới ngã ngựa, ra tòa và đang là bị cáo bị xét xử trong vụ án này.
Vu “Nhom” duoc lanh dao truoc khen, nay truy toi: Lien quan ong Minh, Chien quyen luc... nga ngua?
 Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa.
Thực tế theo cáo trạng, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng mối quan hệ với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, lợi dụng chủ trương trái pháp luật tại các văn bản của UBND TP Đà Nẵng do bị cáo Trần Văn Minh ký để thâu tóm thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố nhằm trục lợi cá nhân.
Bị cáo Vũ liên hệ và đề nghị bị cáo Trần Văn Minh và bị cáo Văn Hữu Chiến (khi cả hai đương chức) chỉ đạo cấp dưới nhanh chóng giao, chuyển nhượng 22 nhà, đất công sản và 7 dự án bất động sản trái quy định, không qua đấu giá cho các công ty do Vũ góp vốn. Hành vi của Phan Văn Anh Vũ và các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 22.000 tỷ đồng.
Trong đó, riêng việc giao trái quy định dự án 29 ha gây thiệt hại trên 11.000 tỷ đồng. Cụ thể, từ năm 2006, Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch HĐQT công ty CP Xây dựng 79) được lãnh đạo TP Đà Nẵng giao hợp tác với công ty Daewon Cantavil triển khai thực hiện dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Ngay từ đầu, khi ký kết thỏa thuận nguyên tắc năm 2006 với Daewon Cantavil, bị cáo Trần Văn Minh (khi đó là Chủ tịch UBND TP) cùng cấp dưới đã tạo điều kiện để công ty của Vũ được tham gia dự án và nhận quyền sử dụng phần diện tích 29 ha đất tại khu đô thị Đa Phước không qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Ông Minh còn ban hành các chủ trương trái pháp luật, để cấp dưới hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến phê duyệt ranh giới, chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất, để ngày 12/7/2011, bị cáo Văn Hữu Chiến, Phó chủ tịch UBND TP ký ban hành quyết định giao quyền sử dụng 29 ha đất tại khu đô thị cho công ty Xây dựng 79 của Phan Văn Anh Vũ không qua đấu giá. Cáo trạng xác định, nhà nước bị thiệt hại ngân sách hơn 11.235 tỷ đồng.
Giai đoạn 2002-2010, Vũ thành lập 5 công ty và sử dụng tư cách pháp nhân các công ty này mua nhà, đất công sản và nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, qua đó Vũ đã trục lợi 15/22 nhà, đất công sản và 4 dự án bất động sản ở thành phố Đà Nẵng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng.
Trước đó, theo lời khai của một số bị cáo tại tòa cho thấy, Vũ có quan hệ thân thiết với nhiều đời lãnh đạo TP Đà Nẵng. Cụ thể, theo lời khai của Phạm Xuân Ít, cựu phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng tại phiên xét xử trước đó, trong thời gian giữ các chức vụ Trưởng phòng Quản lý đô thị rồi Phó chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, bị cáo chỉ thực hiện theo chủ trương của 2 cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.
Đáng chú ý, bị cáo Ít nói rằng, bản thân bị cáo này không biết nhiều về Vũ "Nhôm" chỉ biết Vũ lập doanh nghiệp làm bình phong của cơ quan tình báo của Bộ Công an. Bên cạnh đó, Vũ còn có mối quan hệ với một số lãnh đạo Thành phố. “Trước đây, Vũ quan hệ với bí thư, chủ tịch cũ đã mất rồi, sau đó đến chủ tịch Minh, Chiến", bị cáo Phạm Xuân Ít khai.
>>> Mời độc giả xem video Vũ "nhôm": Lãnh đạo trước khen tôi, nay lại mang tôi ra xét xử?:

Nguồn VTC Now.

Cũng tại phiên tòa 5/1, trả lời luật sư về việc nhận chuyển nhượng nhà đất công sản và dự án bất động sản ở thành phố Đà Nẵng, trong đó có dự án 29 ha thuộc Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cho rằng, cho rằng Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như ông Văn Hữu Chiến trả lời tại phiên tòa hôm trước là chưa chính xác, bởi thời điểm giao không phải là đất sạch.
Theo lời bị cáo Vũ, để nhận được dự án 29 ha này sau khi đối tác là Công ty TNHH Deawon gửi văn bản cho UBND TP Đà Nẵng đề nghị cho liên doanh với doanh nghiệp của mình là Công ty cổ phần Xây dựng 79. Khi đó, dự án 29 ha được Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng theo dõi, trực tiếp chịu sự quản lý của bị cáo Văn Hữu Chiến, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Thời điểm công ty của Vũ liên doanh với đối tác nước ngoài thì khu đất 29 ha này chưa phải là đất sạch. Sau khi được bàn giao, Vũ chưa thể triển khai ngay dự án do Cơ quan điều tra Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ có văn bản thanh tra dự án.
“Bị cáo hoàn toàn bế tắc, đã 3 lần làm văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng xin được lấy lại số tiền ban đầu”, Vũ nói và cho rằng những các nội dung này không được đưa vào cáo trạng, có thể gây khó khăn cho quá trình xét xử. Luật sư bào chữa giải thích với Vũ “Các tình tiết bị cáo nêu đã có trong một số bút lục ở hồ sơ vụ án, chỉ không xuất hiện trong cáo trạng”.
Trả lời câu hỏi việc mua tài sản là các nhà đất công sản và dự án bằng nguồn tiền nào? Vũ "nhôm" khai có 2 vấn đề: Nếu tài sản do cá nhân mua thì tiền do cá nhân bỏ ra hoặc vay, mượn; còn nếu pháp nhân mua thì tiền của các công ty đó.
Về câu hỏi vì sao thành lập 5 công ty như hồ sơ vụ án thể hiện, bị cáo Vũ khai: "Khi nhận bản cáo trạng, bị cáo thật sự rất hoang mang vì quy kết tôi kinh hoàng, với ý đồ thâu tóm, đầu cơ đất trên địa bàn Đà Nẵng… Bị cáo là người đi mua, tại sao dùng từ kinh khủng như vậy, bị cáo không hiểu thâu tóm nghĩa là sao, đầu cơ nghĩa là sao".
"Tôi thành lập và tham gia vào các công ty mục đích duy nhất là để kinh doanh bất động sản. Có thể đại diện Viện Kiểm sát chưa rõ về việc kinh doanh bất động sản, vì nó rất rắc rối. Việc có 5 công ty để có thể phân loại các dự án, một công ty 79 không thể làm tới 5-7 dự án, cũng không phù hợp với quy hoạch từng vùng, từng thành phố. Cùng với đó, ngân hàng cho vay chỉ có hạn mức, một công ty chỉ có thể được vay 30-50 tỷ đồng, nếu một mình mà làm tới 5-7 dự án sẽ vượt quá hạn mức, do đó phải thành lập nhiều công ty để có thể vay nhiều vốn. 5 công ty không phải luồn lách trốn thuế mà chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, còn đóng ngân sách cho TP, tạo công ăn việc làm", Vũ "nhôm" khai.
Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)