Nhịp cầu còn lưu giữ phía bờ TP Thủ Đức nằm cạnh cầu đường sắt Bình Lợi mới và cầu Bình Lợi dân sinh thuộc trục đường Phạm Văn Đồng.Cầu sắt Bình Lợi được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức. Công trình có 6 nhịp với với kết cấu vòm thép, dài 275 m.Đây là nhịp cầu quay do hãng thầu Pháp Levalllois Perret thi công (tên của Công ty Eiffel do Gustav Eiffel, kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập), có giá trị lịch sử đặc biệt, hiếm có với kết cấu trụ được bọc đá nguyên khối. Trải qua hơn 1 thế kỷ, hệ thống quay vuông góc 90 độ của nhịp cầu hầu như còn nguyên vẹn các bộ phận.Mấu nối hai nhịp cầu vẫn còn nguyên vẹn, một cấu trúc đặc biệt của lịch sử.Tháp canh cao gần chục mét nằm bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh cũng được bảo tồn. Xung quanh tháp thiết kế các cửa sổ khung sắt, lỗ châu mai cùng mặt tường còn dòng chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948".Thuở sơ khai, cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng bởi Pháp và được khánh thành vào năm 1902. Thời đó, hãng thầu Levallois Perret (tiền thân của hãng thầu này là côɴԍ ty Compagnie des Etablissements Eiffel) đã chịu trách nhiệm thi công công trình này với thiết kế ước tính dài khoảng 276m bao gồm 6 nhịp với lớp gỗ dày được lót ở lòng cầu.Các bệ đỡ bằng gỗ là chi tiết rõ nhất về giá trị thời gian. Có thể nói, cầu hoả xa Bình Lợi đã đi qua 3 thế kỷ.Ngày xưa, tàu thuyền muốn đi qua phải thông báo trước vài ngày để lên kế hoạch xoay nhịp cầu. Theo ghi chép, các tàu ghe muốn đi qua gầm cầu Bình Lợi thì chỉ được hoạt động vào buổi đêm, tầm khoảng từ 2h đến 3h. Như vậy sẽ tránh việc quay nhịp cầu lên ảnh hưởng đến lưu thông xe cộ.Dấu tích những thanh gỗ đỡ đường ray vẫn còn khá nguyên vẹn.Hai em nhỏ đang chơi dưới gầm cầu trăm tuổi.Người dân còn tận dụng gầm cầu làm nơi chăn thả gia cầm.Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, 97 tuổi, ngụ tại quận 1 (TPHCM) từng kể: Ngày xưa, vùng đất này hoang sơ, sông Sài Gòn cũng rộng hơn bây giờ rất nhiều. Ở phía Bình Thạnh có đồng Ông Cộ (nay thuộc phường 12, quận Bình Thạnh), trước đây thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Toàn thể khu vực rộng lớn này rất hiếm đường cái quan. Dân cư trong vùng sinh sống bằng nghề ruộng nương, đánh cá dọc theo sông Sài Gòn, giao thông thủy là chủ yếu. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi, cây lùm rậm rạp. Người dân cư trú thưa thớt, kinh tế khó khăn. Việc đi lại bằng đường bộ từ Sài Gòn về hướng đông phải xuống đường Nguyễn Văn Học (đường Nơ Trang Long ngày nay), qua ngã tư Bình Hòa, qua cầu Băng Ky, cầu Gò Dưa, Thủ Đức... Cho nên, sự ra đời của cầu đường sắt Bình Lợi đánh dấu bước phát triển vượt bậc về giao thông ở Sài Gòn những thập niên đầu thế kỷ 20.Cầu sắt hỏa xa Bình Lợi đã có tuổi đời hơn trăm năm. Theo như ghi chép trong hồi ký Xứ Đông Dương, có thông tin cho rằng từ năm 1897 có 3 cây cầu được quyết định xây dựng là cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế) và cầu Bình Lợi (Sài Gòn). Vậy ta có thể suy ra được rằng cầu Bình Lợi từ lâu đã bắt đầu được đào móng, xây dựng,… bởi hãng thầu Levallois và được khánh thành vào tháng 1/1902.Khi xây dựng cầu, những người giữ vị trí cấp cao trong việc chỉ huy xây dựng, chẳng hạn như tổng công trình sư, kỹ sư chính,… thì đều là người Pháp. Chỉ có thợ thuyền làm việc là người Việt Nam. Trong khi thực hiện việc thi công, mỗi khâu xây dựng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng lớn và cũng chứa đựng biết bao sự khổ cực.Ngày nay, nhịp cầu là nơi tìm đến của giới nghiên cứu, nhiếp ảnh.Quá trình xây dựng cầu, phần việc ngồi trong thùng kín bằng kim loại được gọi là caisson để đào móng trụ là việc nguy hiểm nhất. Bởi vì côɴԍ việc này đòi hỏi sự can đảm của người làm nghề, bản thân họ khi ngồi trong caisson sẽ được trang bị khí thở khi làm việc, mỗi ca làm sẽ khoảng 4 giờ. Vì thế lượng khí oxy cung cấp cho người ngồi trong caisson phải đảm bảo đủ dùng trong toàn bộ thời gian làm việc, tránh những vấn đề không đáng tiếc xảy ra.Cầu đường sắt Bình Lợi ban đầu chỉ cho lưu thông một chiều. Bên này lưu thông thì bên kia phải đợi. Ở hai đầu cầu có gác chắn hướng dẫn giao thông. Khi có xe lửa chạy qua, hai bên đường bộ dừng lại cho tới khi xe lửa chạy qua hết. Cầu liên kết Sài Gòn với các vùng lân cận nhằm trao đổi những sản vật của các vùng, miền Nam Bộ. Đặc biệt, cầu có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của TPHCM của ngành đường sắt Việt Nam.Về vấn đề tu bổ và phát huy giá trị công trình, Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM đưa ra hai phương án. Phương án 1 là tu bổ, phục hồi hai nhịp cầu (vệ sinh cấu kiện, sơn chống rỉ sét, sơn phủ bề mặt…) và một tháp canh (tu bổ, phục dựng…). Tổng mức kinh phí dự kiến là khoảng hơn 12,7 tỷ đồng. Phương án 2 mà Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM đề xuất là bảo tồn tổng thể sau khi được bàn giao và xác định ranh đất. Phương án này phù hợp với quy định hiện hành, khắc phục được nhiều hạn chế của phương án 1 đặc biệt là phát huy được giá trị công trình sau khi tu bổ, phục hồi. Tuy nhiên phương án này cần nhiều thời gian, kinh phí lớn hơn phương án 1.Sở Văn hoá Thể thao TPHCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm tham mưu UBND TP đề nghị Bộ giao thông vận tải sớm bàn giao công trình cầu đường sắt Bình lợi cũ về thành phố quản lý. Sau khi công trình được bàn giao, Sở sẽ tham mưu đề xuất phương án bảo tồn tổng thể công trình theo đúng quy định hiện hành (phương án 2). Về đơn vị quản lý, Sở VHTT đề nghị xem xét giao cho UBND TP Thủ Đức quản lý để thuận lợi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.Một chi tiết còn khá mới trên nhịp cầu.Ngày thường, người dân thường lên đây để ngắm cảnh, câu cá...Cầu hiện nằm trong danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021 - 2025. Sở cho biết sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích cầu đường sắt Bình Lợi cũ ngay sau khi có đơn đề nghị xếp hạng di tích của tổ chức được giao quản lý trực tiếp công trình.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Chia tay cầu Xe Lửa Bình Lợi 117 tuổi. (Nguồn: THDT)
Nhịp cầu còn lưu giữ phía bờ TP Thủ Đức nằm cạnh cầu đường sắt Bình Lợi mới và cầu Bình Lợi dân sinh thuộc trục đường Phạm Văn Đồng.
Cầu sắt Bình Lợi được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức. Công trình có 6 nhịp với với kết cấu vòm thép, dài 275 m.
Đây là nhịp cầu quay do hãng thầu Pháp Levalllois Perret thi công (tên của Công ty Eiffel do Gustav Eiffel, kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập), có giá trị lịch sử đặc biệt, hiếm có với kết cấu trụ được bọc đá nguyên khối. Trải qua hơn 1 thế kỷ, hệ thống quay vuông góc 90 độ của nhịp cầu hầu như còn nguyên vẹn các bộ phận.
Mấu nối hai nhịp cầu vẫn còn nguyên vẹn, một cấu trúc đặc biệt của lịch sử.
Tháp canh cao gần chục mét nằm bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh cũng được bảo tồn. Xung quanh tháp thiết kế các cửa sổ khung sắt, lỗ châu mai cùng mặt tường còn dòng chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948".
Thuở sơ khai, cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng bởi Pháp và được khánh thành vào năm 1902. Thời đó, hãng thầu Levallois Perret (tiền thân của hãng thầu này là côɴԍ ty Compagnie des Etablissements Eiffel) đã chịu trách nhiệm thi công công trình này với thiết kế ước tính dài khoảng 276m bao gồm 6 nhịp với lớp gỗ dày được lót ở lòng cầu.
Các bệ đỡ bằng gỗ là chi tiết rõ nhất về giá trị thời gian. Có thể nói, cầu hoả xa Bình Lợi đã đi qua 3 thế kỷ.
Ngày xưa, tàu thuyền muốn đi qua phải thông báo trước vài ngày để lên kế hoạch xoay nhịp cầu. Theo ghi chép, các tàu ghe muốn đi qua gầm cầu Bình Lợi thì chỉ được hoạt động vào buổi đêm, tầm khoảng từ 2h đến 3h. Như vậy sẽ tránh việc quay nhịp cầu lên ảnh hưởng đến lưu thông xe cộ.
Dấu tích những thanh gỗ đỡ đường ray vẫn còn khá nguyên vẹn.
Hai em nhỏ đang chơi dưới gầm cầu trăm tuổi.
Người dân còn tận dụng gầm cầu làm nơi chăn thả gia cầm.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, 97 tuổi, ngụ tại quận 1 (TPHCM) từng kể: Ngày xưa, vùng đất này hoang sơ, sông Sài Gòn cũng rộng hơn bây giờ rất nhiều. Ở phía Bình Thạnh có đồng Ông Cộ (nay thuộc phường 12, quận Bình Thạnh), trước đây thuộc vùng sát cận trung tâm tỉnh Gia Định. Toàn thể khu vực rộng lớn này rất hiếm đường cái quan. Dân cư trong vùng sinh sống bằng nghề ruộng nương, đánh cá dọc theo sông Sài Gòn, giao thông thủy là chủ yếu. Những khoảng đất không được khai phá thì toàn là rừng chồi, cây lùm rậm rạp. Người dân cư trú thưa thớt, kinh tế khó khăn. Việc đi lại bằng đường bộ từ Sài Gòn về hướng đông phải xuống đường Nguyễn Văn Học (đường Nơ Trang Long ngày nay), qua ngã tư Bình Hòa, qua cầu Băng Ky, cầu Gò Dưa, Thủ Đức... Cho nên, sự ra đời của cầu đường sắt Bình Lợi đánh dấu bước phát triển vượt bậc về giao thông ở Sài Gòn những thập niên đầu thế kỷ 20.
Cầu sắt hỏa xa Bình Lợi đã có tuổi đời hơn trăm năm. Theo như ghi chép trong hồi ký Xứ Đông Dương, có thông tin cho rằng từ năm 1897 có 3 cây cầu được quyết định xây dựng là cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế) và cầu Bình Lợi (Sài Gòn). Vậy ta có thể suy ra được rằng cầu Bình Lợi từ lâu đã bắt đầu được đào móng, xây dựng,… bởi hãng thầu Levallois và được khánh thành vào tháng 1/1902.
Khi xây dựng cầu, những người giữ vị trí cấp cao trong việc chỉ huy xây dựng, chẳng hạn như tổng công trình sư, kỹ sư chính,… thì đều là người Pháp. Chỉ có thợ thuyền làm việc là người Việt Nam. Trong khi thực hiện việc thi công, mỗi khâu xây dựng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng lớn và cũng chứa đựng biết bao sự khổ cực.
Ngày nay, nhịp cầu là nơi tìm đến của giới nghiên cứu, nhiếp ảnh.
Quá trình xây dựng cầu, phần việc ngồi trong thùng kín bằng kim loại được gọi là caisson để đào móng trụ là việc nguy hiểm nhất. Bởi vì côɴԍ việc này đòi hỏi sự can đảm của người làm nghề, bản thân họ khi ngồi trong caisson sẽ được trang bị khí thở khi làm việc, mỗi ca làm sẽ khoảng 4 giờ. Vì thế lượng khí oxy cung cấp cho người ngồi trong caisson phải đảm bảo đủ dùng trong toàn bộ thời gian làm việc, tránh những vấn đề không đáng tiếc xảy ra.
Cầu đường sắt Bình Lợi ban đầu chỉ cho lưu thông một chiều. Bên này lưu thông thì bên kia phải đợi. Ở hai đầu cầu có gác chắn hướng dẫn giao thông. Khi có xe lửa chạy qua, hai bên đường bộ dừng lại cho tới khi xe lửa chạy qua hết. Cầu liên kết Sài Gòn với các vùng lân cận nhằm trao đổi những sản vật của các vùng, miền Nam Bộ. Đặc biệt, cầu có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của TPHCM của ngành đường sắt Việt Nam.
Về vấn đề tu bổ và phát huy giá trị công trình, Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM đưa ra hai phương án. Phương án 1 là tu bổ, phục hồi hai nhịp cầu (vệ sinh cấu kiện, sơn chống rỉ sét, sơn phủ bề mặt…) và một tháp canh (tu bổ, phục dựng…). Tổng mức kinh phí dự kiến là khoảng hơn 12,7 tỷ đồng. Phương án 2 mà Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM đề xuất là bảo tồn tổng thể sau khi được bàn giao và xác định ranh đất. Phương án này phù hợp với quy định hiện hành, khắc phục được nhiều hạn chế của phương án 1 đặc biệt là phát huy được giá trị công trình sau khi tu bổ, phục hồi. Tuy nhiên phương án này cần nhiều thời gian, kinh phí lớn hơn phương án 1.
Sở Văn hoá Thể thao TPHCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm tham mưu UBND TP đề nghị Bộ giao thông vận tải sớm bàn giao công trình cầu đường sắt Bình lợi cũ về thành phố quản lý. Sau khi công trình được bàn giao, Sở sẽ tham mưu đề xuất phương án bảo tồn tổng thể công trình theo đúng quy định hiện hành (phương án 2). Về đơn vị quản lý, Sở VHTT đề nghị xem xét giao cho UBND TP Thủ Đức quản lý để thuận lợi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Một chi tiết còn khá mới trên nhịp cầu.
Ngày thường, người dân thường lên đây để ngắm cảnh, câu cá...
Cầu hiện nằm trong danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021 - 2025. Sở cho biết sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích cầu đường sắt Bình Lợi cũ ngay sau khi có đơn đề nghị xếp hạng di tích của tổ chức được giao quản lý trực tiếp công trình.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Chia tay cầu Xe Lửa Bình Lợi 117 tuổi. (Nguồn: THDT)