Vì sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đến tòa không bị còng tay, đi xe Mercedes?

Google News

Vì sao cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không bị còng tay giống như các bị các khác và cùng luật sư tới toà bằng chiếc xe Mercedes?

Ngày 18/1, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và TP.HCM. Tuy nhiên, phiên tòa tiếp tục bị hoãn do thiếu vắng nhiều người liên quan trong vụ án.
Điều khiến dư luận quan tâm, vì sao cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không bị còng tay giống như các bị các khác và cùng luật sư tới toà bằng chiếc xe Mercedes?
Vi sao cuu Bo truong Vu Huy Hoang den toa khong bi cong tay, di xe Mercedes?
 Cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không bị còng tayvà cùng luật sư tới toà bằng chiếc xe Mercedes vào sáng 18/1/2021
Trả lời PV, luật sư Nguyễn Huy Thiệp, người bào chữa cho cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, chiếc xe Mercedes không phải của ông Vũ Huy Hoàng.
"Đây là xe ô tô của tôi, sáng nay tôi cho ông Vũ Huy Hoàng đi nhờ. Do sức khoẻ thân chủ tôi không đảm bảo, nên tôi đưa ông ấy đến toà. Một số báo đưa tin đây là xe của ông Hoàng là không chính xác" - luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết.
Về việc bị cáo Vũ Huy Hoàng không bị còng tay, luật sư Nguyễn Huy Thiệp lý giải, do ông Hoàng đang tại ngoại. Theo luật khi ông Vũ Huy Hoàng đang tại ngoại thì vẫn là một công dân bình thường nên không bị còng tay.
"Không có sự ưu ái nào dành riêng cho ông Vũ Huy Hoàng trong vụ án này" - luật sư Nguyễn Huy Thiệp khẳng định.
Theo luật sư Hoàng Tùng, Đoàn luật sư Hà Nội, nếu bị cáo tại ngoại mà không đến toà theo giấy triệu tập của toà án thì bị cáo sẽ bị dẫn giải và toà án có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú sang tạm giam để đảm bảo việc xét xử xong vụ án.
"Trường hợp cần thiết toà án có thể ra quyết định bắt tại toà để đảm bảo thi hành bản án hình sự" - luật sư Tùng nhấn mạnh.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được giao cho khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghế, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Quá trình quản lý Sabeco, Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất này để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện Dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê". Sau khi góp vốn liên doanh xong, các bị cáo đã tích cực chỉ đạo Sabeco thoái vốn, chuyển quyền quản lý tài sản của Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.

Nguồn: THTPCT


 
Hiểu Lam

>> xem thêm

Bình luận(0)