Trung uý CA tông cụ ông tử vong ở Lạng Sơn: Cái kết thấy rõ gì?

Google News

(Kiến Thức) - Trung uý CA ở tỉnh Lạng Sơn điều khiển xe sang Mercedes bất ngờ va chạm với xe đạp do 1 cụ ông 68 tuổi điều khiển, khiến nạn nhân tử vong. Vậy, Trung uý Công an có thể sẽ bị ở khung hình phạt nào?

Việc trung úy CA tông cụ ông tử vong ở Lạng Sơn xảy ra vào khoảng 14h ngày 3/1. Ở thời điểm đó trung úy Hoàng Ngọc T. (38 tuổi, trú tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đang công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn), điều khiển xe ôtô Mercedes mang BKS 12A-001.16 di chuyển trên quốc lộ 1.
Khi đi tới khu vực giáp ranh giữa TP Lạng Sơn và huyện Cao Lộc thì phát hiện cụ ông Hoàng Văn T. (68 tuổi, trú tại TP Lạng Sơn) đang đi xe đạp cùng chiều. Khi cả 2 xe tránh một vũng nước đọng, xe ô tô của trung úy T. đã va chạm với xe đạp, khiến cụ ông ngã văng xuống đường, bị thương nặng. Ngay sau đó, vị cán bộ này đã đưa cụ ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhưng nạn nhân đã tử vong sau đó.
Trung uy CA tong cu ong tu vong o Lang Son: Cai ket thay ro gi?
Chiếc xe Mercedes của trung uý Công an gây tai nạn chết người. 
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi liệu trung úy CA tông cụ ông tử vong ở Lạng Sơn có thể sẽ bị ở khung hình phạt nào?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, vụ việc tai nạn giao thông khiến một người tử vong được xác định là vụ việc có hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc để có hình thức xử lý theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp kết quả điều tra xác minh cho thấy người điều khiển ô tô có lỗi (không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát hoặc đi sai phần đường..) gây hậu quả tai nạn giao thông khiến một người tử vong thì người điều khiển chiếc ô tô này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại điều 260 bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:
Trung uy CA tong cu ong tu vong o Lang Son: Cai ket thay ro gi?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy vụ việc có lỗi hỗn hợp, cả hai bên đều có lỗi dẫn đến vụ việc tai nạn giao thông thì vẫn có căn cứ để xử lý người điều khiển ô tô về tội vi phạm quy định về tham gia vào phòng đồng bộ. Người điều khiển xe ô tô này không bị xử lý hình sự nếu như hoàn toàn không có lỗi, lỗi hoàn toàn thuộc về nạn nhân.
Trong trường hợp không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với người điều khiển ô tô thì gia đình nạn nhân vẫn có quyền yêu cầu người lái xe phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên, thiệt hại bao gồm: Chi phí mai táng theo phong tục địa phương, chi phí cứu chữa trước khi chết và tiền bồi thường tổn thất về tinh thần không quá 100 tháng lương tối thiểu. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp, đủ căn cứ xử lý hình sự đối với người điều khiển ô tô (xác định người điều khiển ô tô có lỗi) và còn vi phạm quy định về nồng độ cồn thì hình phạt sẽ rất nghiêm khắc, hình phạt sẽ từ 3 đến 10 năm tù theo quy định tại điểm b,khoản 2, Điều 260 Bộ luật hình sự.
>>> Xem thêm video: Bình Dương: Thông tin vụ CSGT tông chết người

Nguồn: VTC 9.

Trung Vương

>> xem thêm

Bình luận(0)