Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có hơn 887.000 thí sinh đăng ký Kỳ thi THPT quốc gia 2019, giảm khoảng 4,2% so với năm 2018. Trong số này, có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, giảm hơn 5% so với năm 2018.
Số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3,94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng nhất là 50 nguyện vọng nhưng chỉ có 1 thí sinh đến từ Hà Nội.
Theo đánh giá của Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các tổ hợp truyền thống vẫn là được đa số các trường sử dụng để tuyển sinh và được đa số các thí sinh lựa chọn, chiếm 90% số nguyện vọng đăng ký.
Về lý thuyết sẽ có khoảng 400 tổ hợp, nhưng trên thực tế chỉ có 138 tổ hợp có thí sinh đăng ký. Trong đó, năm tổ hợp truyền thống chiếm 90% nguyện vọng đăng ký, 133 tổ hợp còn lại chỉ chiếm 5%.
"Như vậy, các trường vẫn chọn những môn cốt lõi làm điều kiện xây dựng tổ hợp tuyển sinh. Tổ hợp lạ năm nay không còn" - bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết.
Theo tổ hợp đăng ký dự thi, thí sinh đăng ký đông nhất ở tổ hợp D01 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán) với 791.532 nguyện vọng, chiếm 30,74%. Sau đó là tổ hợp A00 (Hoá học, Toán học, Vật lý) có 722.017 nguyện vọng, chiến hơn 28% tổng số nguyện vọng. Tổ hợp A01 (Tiếng Anh, Toán, Vật lý) có 331.166 nguyện vọng đăng ký, chiếm tỷ lệ gần 13%. Tổ hợp C00 (Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý) có 248.318 nguyện vọng, chiếm tỷ lệ hơn 9,6%. Tổ hợp B00 (Hoá học, Sinh học, Toán) có 224.844 nguyện vọng, chiếm 8,7%. Các tổ hợp còn lại có 257.212 nguyện vọng, chiếm gấn 10%.
Năm nay, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp là 489.637 chỉ tiêu, giảm khoảng 5% so với năm 2018.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có hơn 887.000 thí sinh đăng ký Kỳ thi THPT quốc gia 2019, giảm khoảng 4,2% so với năm 2018. Trong số này, có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, giảm hơn 5% so với năm 2018.
Số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3,94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng nhất là 50 nguyện vọng nhưng chỉ có 1 thí sinh đến từ Hà Nội.
Theo đánh giá của Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các tổ hợp truyền thống vẫn là được đa số các trường sử dụng để tuyển sinh và được đa số các thí sinh lựa chọn, chiếm 90% số nguyện vọng đăng ký.
Về lý thuyết sẽ có khoảng 400 tổ hợp, nhưng trên thực tế chỉ có 138 tổ hợp có thí sinh đăng ký. Trong đó, năm tổ hợp truyền thống chiếm 90% nguyện vọng đăng ký, 133 tổ hợp còn lại chỉ chiếm 5%.
"Như vậy, các trường vẫn chọn những môn cốt lõi làm điều kiện xây dựng tổ hợp tuyển sinh. Tổ hợp lạ năm nay không còn" - bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết.
Theo tổ hợp đăng ký dự thi, thí sinh đăng ký đông nhất ở tổ hợp D01 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán) với 791.532 nguyện vọng, chiếm 30,74%. Sau đó là tổ hợp A00 (Hoá học, Toán học, Vật lý) có 722.017 nguyện vọng, chiến hơn 28% tổng số nguyện vọng. Tổ hợp A01 (Tiếng Anh, Toán, Vật lý) có 331.166 nguyện vọng đăng ký, chiếm tỷ lệ gần 13%. Tổ hợp C00 (Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý) có 248.318 nguyện vọng, chiếm tỷ lệ hơn 9,6%. Tổ hợp B00 (Hoá học, Sinh học, Toán) có 224.844 nguyện vọng, chiếm 8,7%. Các tổ hợp còn lại có 257.212 nguyện vọng, chiếm gấn 10%.
Năm nay, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp là 489.637 chỉ tiêu, giảm khoảng 5% so với năm 2018.