Tìm về xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình trong những ngày đầu năm Nhâm Dần, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã được đến thăm Khu Di tích đồn điền Chi Nê và Nhà máy tin tiền, nơi từng đặt nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam.Từ năm 1893, thực dân Pháp đã lên khai phá và lập nhiều đồn điền ở Lạc Thủy để bóc lột nhân dân lao động. Nằm ven dòng sông Bôi hiền hòa, thơ mộng, đồn điền cà phê Chi Nê của nhà tỉ phú người Pháp Enet Bô-ren rộng tới 7.331 ha, có chiều dài 13 km và rộng hơn 9 km với những cánh rừng cà phê, xoan, trẩu, chè bạt ngàn. Tại đây, Bô-ren đã cho xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu, bò...Hơn 40 năm khai phá và xây dựng, đến năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện là nhà tư sản Việt Nam với giá 2.000 lượng vàng. Là một nhà tư sản yêu nước nên ông bà Đỗ Đình Thiện luôn tìm cách ủng hộ và giúp đỡ cách mạng khi có cơ hội.Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nền tài chính nước ta lâm vào tình trạng kiệt quệ, ngân khố gần như trống rỗng do hậu quả đô hộ bóc lột hàng trăm năm của chế độ thực dân. Cùng với việc thành lập Quỹ Độc lập, phát động Tuần lễ vàng, Chính phủ đã quyết định thành lập Cơ quan ấn loát, tức Nhà máy in bạc thuộc Bộ Tài chính để phát hành tờ bạc Việt Nam độc lập.Năm 1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời, ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước đứng tên và bỏ tiền mua lại toàn bộ nhà in Tô-panh, một trong hai nhà in lớn và hiện đại nhất lúc đó nằm ở khu Cửa Nam (Hà Nội) của chủ người Pháp để hiến tặng cho cách mạng.Đến tháng 3/1946, trước nguy cơ bị lộ việc in tiền tại nhà in Tô-panh là rất lớn, nhận thấy đồn điền Chi Nê ở Hòa Bình có vị trí chiến lược, có thể di chuyển xuyên tuyến đường 21 vào Thanh Hóa hoặc ngược lên Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định sơ tán nhà in lên đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện.Trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng, nhà máy in tiền còn hết sức đơn giản. Máy móc chưa hiện đại nên cách thức in tiền cũng rất thô sơ: in lần lượt từng màu, số sê-ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp-sét, mệnh giá nhỏ được in bằng máy sốp, ti-pô. Các mệnh giá tiền được in bao gồm 100 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào.Tại Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc "con trâu xanh" vì một mặt in ảnh Bác Hồ, mặt còn lại in hình con trâu màu xanh và hai người nông dân khỏe mạnh đang làm ruộng. Sau khi in, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào kho cất giữ rồi mới tỏa đi ra Bắc vào Nam.Sự ra đời của những đồng bạc trên đã mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng, góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc.Đặc biệt, đồn điền Chi Nê là nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hoạt động cách mạng.Ở nhà máy in tiền Chi Nê, công nhân làm việc chủ yếu từ 4 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau. Mặc dù làm đêm vất vả, mệt nhọc nhưng với tinh thần yêu nước, anh chị em công nhân dốc toàn tâm lực, tạo được "dòng máu" cung cấp đều đặn cho chiến trường, cho mọi nhu cầu kháng chiến, kiến quốc.Ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ cộng hoà họp kỳ thứ hai, quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu hồi, đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc với mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và tiếp đó là loại 200 đồng, 500 đồng.Việc phát hành các loại tiền này do Bộ Tài chính phụ trách, trên đồng tiền có in dòng chữ "giấy bạc tài chính" nên sau này nhân dân ta quen gọi là "giấy bạc tài chính".Nhân dân ta rất phấn khởi khi Chính phủ cho đổi tiền Đông Dương lấy tiền Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ở các vùng tự do đã đổi toàn bộ tiền Đông Dương lấy tiền Việt Nam.Chính phủ ta cho phép đổi 1 đồng Đông Dương lấy 1 đồng Việt Nam. Việc làm đó thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân với đồng tiền độc lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự không tín nhiệm của nhân dân đối với tiền Đông Dương.Cũng chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ chân khi Người đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa. Bác làm việc cả ngày 19/2/1947. Ngày 20/2/1947, Bác đi Thanh Hóa. Rạng sáng ngày 21/2/1947, Bác trở lại đồn điền Chi Nê và đến thăm Nhà máy in tiền.Bác căn dặn: "Đây là máy in của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng vào công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân...”.Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời, tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, từ năm 2010, Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình. Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.Năm 2019, đúng dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, huyện Lạc Thủy được khánh thành với quy mô gồm 1 nhà tưởng niệm, 2 nhà bia, nhà phụ trợ, cổng vào nhà tưởng niệm và cổng vào khu di tích.Di tích Nhà máy in tiền đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 2007. Nhà máy in tiền cũng được trao kỷ lục Guinness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Tìm về xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình trong những ngày đầu năm Nhâm Dần, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã được đến thăm Khu Di tích đồn điền Chi Nê và Nhà máy tin tiền, nơi từng đặt nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam.
Từ năm 1893, thực dân Pháp đã lên khai phá và lập nhiều đồn điền ở Lạc Thủy để bóc lột nhân dân lao động. Nằm ven dòng sông Bôi hiền hòa, thơ mộng, đồn điền cà phê Chi Nê của nhà tỉ phú người Pháp Enet Bô-ren rộng tới 7.331 ha, có chiều dài 13 km và rộng hơn 9 km với những cánh rừng cà phê, xoan, trẩu, chè bạt ngàn. Tại đây, Bô-ren đã cho xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu, bò...
Hơn 40 năm khai phá và xây dựng, đến năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện là nhà tư sản Việt Nam với giá 2.000 lượng vàng. Là một nhà tư sản yêu nước nên ông bà Đỗ Đình Thiện luôn tìm cách ủng hộ và giúp đỡ cách mạng khi có cơ hội.
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nền tài chính nước ta lâm vào tình trạng kiệt quệ, ngân khố gần như trống rỗng do hậu quả đô hộ bóc lột hàng trăm năm của chế độ thực dân. Cùng với việc thành lập Quỹ Độc lập, phát động Tuần lễ vàng, Chính phủ đã quyết định thành lập Cơ quan ấn loát, tức Nhà máy in bạc thuộc Bộ Tài chính để phát hành tờ bạc Việt Nam độc lập.
Năm 1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời, ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước đứng tên và bỏ tiền mua lại toàn bộ nhà in Tô-panh, một trong hai nhà in lớn và hiện đại nhất lúc đó nằm ở khu Cửa Nam (Hà Nội) của chủ người Pháp để hiến tặng cho cách mạng.
Đến tháng 3/1946, trước nguy cơ bị lộ việc in tiền tại nhà in Tô-panh là rất lớn, nhận thấy đồn điền Chi Nê ở Hòa Bình có vị trí chiến lược, có thể di chuyển xuyên tuyến đường 21 vào Thanh Hóa hoặc ngược lên Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định sơ tán nhà in lên đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện.
Trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng, nhà máy in tiền còn hết sức đơn giản. Máy móc chưa hiện đại nên cách thức in tiền cũng rất thô sơ: in lần lượt từng màu, số sê-ri, sau đó mới cắt. Mệnh giá lớn được in ốp-sét, mệnh giá nhỏ được in bằng máy sốp, ti-pô. Các mệnh giá tiền được in bao gồm 100 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào.
Tại Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc "con trâu xanh" vì một mặt in ảnh Bác Hồ, mặt còn lại in hình con trâu màu xanh và hai người nông dân khỏe mạnh đang làm ruộng. Sau khi in, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào kho cất giữ rồi mới tỏa đi ra Bắc vào Nam.
Sự ra đời của những đồng bạc trên đã mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng, góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc.
Đặc biệt, đồn điền Chi Nê là nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hoạt động cách mạng.
Ở nhà máy in tiền Chi Nê, công nhân làm việc chủ yếu từ 4 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau. Mặc dù làm đêm vất vả, mệt nhọc nhưng với tinh thần yêu nước, anh chị em công nhân dốc toàn tâm lực, tạo được "dòng máu" cung cấp đều đặn cho chiến trường, cho mọi nhu cầu kháng chiến, kiến quốc.
Ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ cộng hoà họp kỳ thứ hai, quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu hồi, đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc với mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và tiếp đó là loại 200 đồng, 500 đồng.
Việc phát hành các loại tiền này do Bộ Tài chính phụ trách, trên đồng tiền có in dòng chữ "giấy bạc tài chính" nên sau này nhân dân ta quen gọi là "giấy bạc tài chính".
Nhân dân ta rất phấn khởi khi Chính phủ cho đổi tiền Đông Dương lấy tiền Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ở các vùng tự do đã đổi toàn bộ tiền Đông Dương lấy tiền Việt Nam.
Chính phủ ta cho phép đổi 1 đồng Đông Dương lấy 1 đồng Việt Nam. Việc làm đó thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân với đồng tiền độc lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự không tín nhiệm của nhân dân đối với tiền Đông Dương.
Cũng chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ chân khi Người đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa. Bác làm việc cả ngày 19/2/1947. Ngày 20/2/1947, Bác đi Thanh Hóa. Rạng sáng ngày 21/2/1947, Bác trở lại đồn điền Chi Nê và đến thăm Nhà máy in tiền.
Bác căn dặn: "Đây là máy in của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng vào công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân...”.
Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời, tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, từ năm 2010, Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình. Tổng diện tích khu di tích rộng 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng.
Năm 2019, đúng dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, huyện Lạc Thủy được khánh thành với quy mô gồm 1 nhà tưởng niệm, 2 nhà bia, nhà phụ trợ, cổng vào nhà tưởng niệm và cổng vào khu di tích.
Di tích Nhà máy in tiền đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 2007. Nhà máy in tiền cũng được trao kỷ lục Guinness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng Việt Nam.