Theo đó, Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường (tiền thân là Trung tâm phát triển, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ môi trường) được thành lập theo quyết định 209/QĐ-LHH ngày 12/4/2010 do đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ký quyết định.
Trong thời gian qua Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường cũng đã hoàn thành tốt các Đề tài NCKH được LHHVN giao cho như: Xử lý nước thải mỏ bằng màng lọc nano để tài sử dụng nước này cấp cho sinh hoạt; Đề tài đánh giá chính sách Tái định cư thủy điện Lai Châu; Đề tài đánh giá chính sách trong cấp phép xả nước thải mỏ vùng Quảng Ninh; Đề tài Công nghệ xử lý nước thải trong mạ điện crom, niken...
Cùng với đó, Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường cũng đã hợp tác khá chặt chẽ với Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hợp tác với các trường đại học như Đại học Khoa Học Tự Nhiên (ĐHQG Hà Nội), ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Phương Đông, hợp tác với Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ thuật Việt - Sing...
|
Hội thảo "Thúc đẩy hợp tác giữa hệ thống liên hiệp hội Việt Nam với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp". |
Phát biểu tại hội nghị TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, đến năm 2020, LHHKHKT Việt Nam trở thành một tổ chức CT-XH thực sự vững mạnh từ TW-ĐP; giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên và hội viên hoạt động trong các hội; là nhân tố quan trọng đưa KH&CN trở thành động lực phát triển.
Nói về một số nhiệm vụ và giải phát trong thời gian tới của LHHKHKT Việt Nam, TSKH. Nghiêm Vũ Khải cho rằng, tăng cường vận động trí thức, nhất là trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp, trí thức trong các cơ quan QLNN, trong trường học, CQ nghiên cứu, trí thức người VN ở nước ngoài.
Chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hội viên, cán bộ, nhân viên các tổ chức KH&CN trực thuộc. Hình thành các mạng lưới hội thành viên, đơn vị trực thuộc để phối hợp hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.
|
TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam.
|
Xây dựng chiến lược, tầm nhìn, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng, thực chất, hấp dẫn và hiệu quả. Gắn mật thiết hoạt động của tổ chức với các chương trình quốc gia, chương trình trọng điểm của Nhà nước. Tăng cường năng lực, sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện dịch vụ công do Nhà nước chuyển giao. Tích cực đổi mới phương thức hoạt động của hội theo hướng chuyên nghiệp. Tăng cường hoạt động HTQT.
Cùng với đó, TSKH. Nghiêm Vũ Khải cũng đưa ra một số định hướng, xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý (Luật kỹ sư chuyên nghiệp, Luật Phổ biến kiến thức KH&CN, Luật về Hội…). Mục đích: xây dựng cơ chế để đẩy mạnh tham gia xã hội hóa – câu chuyện “Con cá – Cần câu”.
Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng, vận động, triển khai các dự án, nhiệm vụ; quản trị nhân sự; quản lý tài chính; truyền thông, vận động chính sách; nâng cao năng lực quản trị và đánh giá nội bộ; Mục đích: Xây dựng năng lực thực hiện các “đơn đặt hàng” từ cơ quan nhà nước, xã hội và quốc tế
Tăng cường sự tham gia, liên kết với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu thuộc mọi thành phần kinh tế. Mục đích: Tăng tỷ lệ thành viên là các tổ chức KH&CN công lập, các nghiên cứu sinh; cập nhật trình độ KH&CN đương đại; kết hợp đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
>>> Xem thêm video: Phương pháp giảm cân an toàn do liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam