Trở lại hiện trường vụ sập cầu Long Kiển (xã Long Kiển, huyện Nhà Bè) chiều 20/1, phóng viên chứng kiến cảnh đổ nát, ngổn ngang, những giàn thép lớn bị đứt, gãy trơ khungMột nhịp cầu ở khoang thông thuyền sập hoàn toàn, sạt hẳn qua một bên. Phía dưới là những bó cáp điện, đường ống nước bị đứt rời, treo lòng thòng trên mặt con rạch Long Kiển...Cầu Long Kiển được xây dựng trước năm 1975, bị đánh giá là cầu yếu và chỉ có tải trọng tối đa 3,5 tấn. Chiếc xe ben chở đá đêm 19/1 khi chạy qua cầu Long Kiển được xác định sơ bộ có tải trọng lên tới 15-17 tấn - vượt gấp 5 lần mức cho phép - đã khiến cây cầu già nua này đổ sậpCác bó dây cáp lòng thòng trên mặt nướcHình ảnh cầu Long Kiển lúc chưa sậpCầu Long Kiển sập làm giao thông trên đường Lê Văn Lương, nối giữa 2 xã Phước Kiển và Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) đứt đoạn. Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sớm nhất phải đến gần Tết Mậu Tuất 2018, đoạn này mới được thông xeTheo một trong những lộ trình mới, người dân từ khu vực xảy ra vụ sập cầu theo đường Phạm Hữu Lầu qua Nguyễn Hữu Thọ, đến Nguyễn Bình rồi quay về Lê Văn Lương (đầu phía kia của cầu Long Kiển, thuộc xã Nhơn Đức), phải di chuyển trên quãng đường 10 kmKhi tiếp tục di chuyển trên đường Lê Văn Lương (hướng về tỉnh Long An), người dân lại một lần nữa phập phồng, thót tim khi đi qua 2 cây cầu "răng rụng" khác, lần lượt là Rạch Tôm và Rạch DơiCầu Rạch Tôm thuộc địa bàn xã Nhơn Đức, cũng có tải trọng tối đa 3,5 tấn và lượng phương tiện lưu thông qua đây mỗi ngày rất caoKhi lưu thông qua cầu Rạch Tôm, dễ dàng nhận thấy các khung sắt đã nham nhở vết hoen gỉ, bong tróc. Mỗi khi có xe chạy qua, cầu rung bần bật khiến nhiều người vừa đi... vừa run.Trưa 20-1, từ giao lộ với đường Nguyễn Bình di chuyển trên đường Lê Văn Lương đến đầu cầu Rạch Tôm, chúng tôi nhận thấy chốt trực gác tại đây vắng bóng người. Các loại xe lưu thông qua cầu khá đông đúc, với đủ loại xe máy, ô tô, xe ba gác...Tiếp tục chạy xe thêm một đoạn hướng về Long An, chúng tôi cũng chứng kiến hình ảnh tương tự, không khỏi thót tim khi dòng xe nườm nượp qua cầu Rạch Dơi - một trong những cây cầu đã "kêu cứu" từ nhiều năm nay.Vẫn là hình ảnh xe cộ nối đuôi nhau lưu thông theo cả 2 chiều trên cầu cùng những tiếng rung lắc. Độ dốc khá cao và mặt cầu trơn khiến các phương tiện không dám chạy nhanh. Có người vì sợ mà phải xuống xe dắt bộCăng thẳng hơn, ngược đường Lê Văn Lương theo hướng về đường Nguyễn Văn Linh, dù đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng cầu Rạch Đỉa cũng có mật độ phương tiện lưu thông dày đặc. Cầy cầu này nối quận 7 và huyện Nhà Bè nên nhu cầu đi lại của người dân rất lớn.Tại cây cầu này, phần trụ bệ đỡ bê tông nghiêng ngả; những thanh thép, hành lang bảo vệ lưới thép, mặt nền cầu đều đã gỉ sét, bong tróc nham nhở... Do tĩnh không cầu thấp, các trụ cầu xuống cấp nên cầu luôn đối mặt với nguy cơ bị tàu thuyền, sà lan va phải.
Trở lại hiện trường vụ sập cầu Long Kiển (xã Long Kiển, huyện Nhà Bè) chiều 20/1, phóng viên chứng kiến cảnh đổ nát, ngổn ngang, những giàn thép lớn bị đứt, gãy trơ khung
Một nhịp cầu ở khoang thông thuyền sập hoàn toàn, sạt hẳn qua một bên. Phía dưới là những bó cáp điện, đường ống nước bị đứt rời, treo lòng thòng trên mặt con rạch Long Kiển...
Cầu Long Kiển được xây dựng trước năm 1975, bị đánh giá là cầu yếu và chỉ có tải trọng tối đa 3,5 tấn. Chiếc xe ben chở đá đêm 19/1 khi chạy qua cầu Long Kiển được xác định sơ bộ có tải trọng lên tới 15-17 tấn - vượt gấp 5 lần mức cho phép - đã khiến cây cầu già nua này đổ sập
Các bó dây cáp lòng thòng trên mặt nước
Hình ảnh cầu Long Kiển lúc chưa sập
Cầu Long Kiển sập làm giao thông trên đường Lê Văn Lương, nối giữa 2 xã Phước Kiển và Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) đứt đoạn. Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sớm nhất phải đến gần Tết Mậu Tuất 2018, đoạn này mới được thông xe
Theo một trong những lộ trình mới, người dân từ khu vực xảy ra vụ sập cầu theo đường Phạm Hữu Lầu qua Nguyễn Hữu Thọ, đến Nguyễn Bình rồi quay về Lê Văn Lương (đầu phía kia của cầu Long Kiển, thuộc xã Nhơn Đức), phải di chuyển trên quãng đường 10 km
Khi tiếp tục di chuyển trên đường Lê Văn Lương (hướng về tỉnh Long An), người dân lại một lần nữa phập phồng, thót tim khi đi qua 2 cây cầu "răng rụng" khác, lần lượt là Rạch Tôm và Rạch Dơi
Cầu Rạch Tôm thuộc địa bàn xã Nhơn Đức, cũng có tải trọng tối đa 3,5 tấn và lượng phương tiện lưu thông qua đây mỗi ngày rất cao
Khi lưu thông qua cầu Rạch Tôm, dễ dàng nhận thấy các khung sắt đã nham nhở vết hoen gỉ, bong tróc. Mỗi khi có xe chạy qua, cầu rung bần bật khiến nhiều người vừa đi... vừa run.
Trưa 20-1, từ giao lộ với đường Nguyễn Bình di chuyển trên đường Lê Văn Lương đến đầu cầu Rạch Tôm, chúng tôi nhận thấy chốt trực gác tại đây vắng bóng người. Các loại xe lưu thông qua cầu khá đông đúc, với đủ loại xe máy, ô tô, xe ba gác...
Tiếp tục chạy xe thêm một đoạn hướng về Long An, chúng tôi cũng chứng kiến hình ảnh tương tự, không khỏi thót tim khi dòng xe nườm nượp qua cầu Rạch Dơi - một trong những cây cầu đã "kêu cứu" từ nhiều năm nay.
Vẫn là hình ảnh xe cộ nối đuôi nhau lưu thông theo cả 2 chiều trên cầu cùng những tiếng rung lắc. Độ dốc khá cao và mặt cầu trơn khiến các phương tiện không dám chạy nhanh. Có người vì sợ mà phải xuống xe dắt bộ
Căng thẳng hơn, ngược đường Lê Văn Lương theo hướng về đường Nguyễn Văn Linh, dù đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng cầu Rạch Đỉa cũng có mật độ phương tiện lưu thông dày đặc. Cầy cầu này nối quận 7 và huyện Nhà Bè nên nhu cầu đi lại của người dân rất lớn.
Tại cây cầu này, phần trụ bệ đỡ bê tông nghiêng ngả; những thanh thép, hành lang bảo vệ lưới thép, mặt nền cầu đều đã gỉ sét, bong tróc nham nhở... Do tĩnh không cầu thấp, các trụ cầu xuống cấp nên cầu luôn đối mặt với nguy cơ bị tàu thuyền, sà lan va phải.