Thấy vợ với đồng nghiệp trong nhà, chồng nổi cơn ghen, lĩnh 18 năm tù

Google News

Ghen tuông khi thấy đồng nghiệp của vợ đang ở trong nhà, Quỳnh đã dùng dao tấn công vợ cùng bạn của vợ gây thương tích. TAND tỉnh Hải Dương đã tuyên phạt bị cáo Quỳnh 17 năm 6 tháng tù.

Ghen tuông mù quáng?
Xuất phát từ sự ghen tuông mù quáng, Nguyễn Văn Quỳnh (SN 1986, trú tạị số 2, ngõ 15 Nguyễn Sĩ Cố, Cẩm Khê A, phường Tứ Minh, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã dùng dao gọt hoa quả và dao thái rau lấy từ bếp nhà bố mẹ vợ chém vợ là Ngô Thị Hà (sinh năm 1995, trú tại thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) và bạn đồng nghiệp của vợ là anh Đỗ Thạch Mạnh (sinh năm 1996, trú tại: thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) gây ra tổn thương cho các nạn nhân lần lượt là 9% và 17%.
Quá trình giải quyết vụ án, ban đầu CQCSĐT Công an huyện Ninh Giang cũng như VKSND huyện Ninh Giang đã quy kết Quỳnh phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Tới giai đoạn xét xử sơ thẩm, TAND huyện Ninh Giang lại có quan điểm cho rằng hành vi mà Quỳnh đã thực hiện là hành vi của tội “Giết người”.
Trên cơ sở này, TAND huyện Ninh Giang đã ban hành quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra Quỳnh về tội “Giết người”. Vụ án sau đó được chuyển thẩm quyền điều tra cho CQĐT Công an tỉnh Hải Dương. Kết thúc giai đoạn truy tố, VKSND tỉnh Hải Dương đã ban hành bản cáo trạng quy kết Quỳnh về tội “Giết người” với hai tình tiết định khung tăng nặng là có tính chất côn đồ và giết hai người trở lên. Đối mặt với một tội danh đặc biệt nghiêm trọng, bị can và gia đình đã gửi nhiều đơn kêu oan.
Thay vo voi dong nghiep trong nha, chong noi con ghen, linh 18 nam tu
Đơn kêu cứu của gia đình bị can Quỳnh.
Ngày 28/1, TAND tỉnh Hải Dương đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong vụ án “Giết người” xảy ra trên địa bàn huyện Ninh Giang. Tại phiên tòa, đại diện VKS cho biết, VKS truy tố bị cáo Quỳnh về tội “Giết người” là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. Bị cáo nghĩ rằng anh Mạnh là người yêu của chị Hà nên đã vô cớ đạp vào người anh Mạnh dùng 2 con dao chém vào các vùng trọng yếu trên cơ thể của anh Mạnh và chị Hà liên tiếp dứt khoát quyết liệt thể hiện dõ tính chất hung hãn, côn đồ trong hành động của bị cáo Quỳnh.
Vị đại diện VKS cho biết thêm, khi thực hiện hành vi phạm tội của mình bị cáo Quỳnh vô cớ chỉ vì thấy bực tức trong người không rõ nguyên nhân mà bị cáo dùng dao tấn công chém các nạn nhân thể hiện sự coi thường phát luật xâm phạm đến tính mạng sức khỏe người khác. Đây là hành vi cố ý cướp đoạt mạng sống sức khỏe của người khác, hành vi này là hành vi “Giết người”.
Thay vo voi dong nghiep trong nha, chong noi con ghen, linh 18 nam tu-Hinh-2
 Phiên tòa xét xử sơ thẩm trong vụ án “Giết người” xảy ra trên địa bàn huyện Ninh Giang.
Theo vị đại diện VKS, xét về nguyên nhân và các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Quỳnh chúng tôi thấy rằng, xét về nguyên nhân bị cáo thực hiện hành vi phạm tội do bộc phát không có âm mưu hay chuẩn bị từ trước. Bản thân bị cáo không có mâu thuẫn đối với anh Mạnh và chị Hà tất cả là do sự hiểu biết còn hạn chế thể hiện sự ngông cuồng của bản thân.
Về tình tiếp giảm nhẹ hình phạt VKS thấy như sau, trong quá trình điều tra, truy tố bị cáo đã thành khẩn khai báo tự nguyện bồi thường cho anh Mạnh số tiền là 13 triệu đồng cùng với đó anh Mạnh, Hà tại phiên tòa cũng đã xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. VKS đề nghị HĐXX áp dụng tình tiếp giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quỳnh. VKS đề nghị HĐXX mức án cho bị cáo Quỳnh từ 17 năm 6 tháng tù đến 18 năm tù về tội “Giết người”.
"Chuyển tội danh là khiên cưỡng"
Tại phiên tòa, luật sư Trương Anh Tú và luật sư Đặng Xuân Cường (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội) là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh cho biết, việc định tội danh đối với vụ án có hai luồng quan điểm là “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người” (giết nguời chưa đạt) chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn phân biệt.
Thay vo voi dong nghiep trong nha, chong noi con ghen, linh 18 nam tu-Hinh-3
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. 
Trong vụ án Quỳnh bị quy kết "Giết người", hung khí mà bị cáo Quỳnh sử dụng có độ sát thương thấp, thương tích vùng đầu của anh Mạnh, chị Hà đều chỉ là các thương tích ngoài da, tỷ lệ tổn thương nhỏ, tổng tỷ lệ tổn thương của Mạnh và Hà lần lượt là 17%, 9% - những tỷ lệ còn cách rất xa con số 30%. Do vậy có cơ sở vững chắc cho rằng hành vi của Nguyễn Văn Quỳnh đã thực hiện đối với anh Mạnh, chị Hà chỉ là hành vi “Cố ý gây thương tích”. Việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Quỳnh từ tội “Cố ý gây thương tích” sang “Tội Giết người” là khiên cưỡng.
Sau khi xem xét tất các tình tiết của vụ án nêu trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh 17 năm 6 tháng tù về "Giết người" thời hạn tù tính từ thời gian Quỳnh bị bắt tạm giam.
Thay vo voi dong nghiep trong nha, chong noi con ghen, linh 18 nam tu-Hinh-4
Toàn cảnh diễn ra tại phiên tòa. 
Trung tá Đào Trung Hiếu - chuyên gia tội phạm học Bộ Công an cho rằng, tình huống chém bừa (phản ánh lỗi cố ý gián tiếp) thì theo nguyên tắc “hậu quả đến đâu, xử lý đến đó.”. Vụ này nạn nhân không chết, gò vào tội Giết người có phần khiên cưỡng. 'Xứ Đông' nên xem lại. Đã ôm gần chục vụ dạng này, cãi nhau nảy lửa nhiều phen về việc định tội. Mấu chốt là phải xác định được ý chí chủ quan của bị can khi thực hiện tội phạm.
Theo logic “cái ở bên trong sẽ biểu lộ ra bên ngoài bằng hành vi”., cần đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan trước, trong, sau khi thực hiện tôi phạm. Theo diễn biến vụ án báo chí đăng tải, có thể thấy bị can không có mâu thuẫn thù tức, hoặc dự mưu giết vợ và đồng nghiệp của vợ từ trước. Vụ bạo lực xảy ra mang tính manh động, nhất thời bột phát, trong tình huống ghen tuông, bị kích động nên tại chỗ lựa chọn phương án tấn công các nạn nhân bằng vũ khí có sẵn tại hiện trường, chứ không phải đồ mang theo từ trước.
Căn cứ vào thương tích, nếu có những nhát chém “thừa”, chứng tỏ sự kích động, không làm chủ được hành vi. Điều này phản ánh ý thức chủ quan: bị can biết việc chém người có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, nhưng vẫn làm, bất chấp hậu quả. (Hậu quả chết người nếu xảy ra, bị can cũng chấp nhận). Đây là trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp. Thực tiễn xét xử trong trường hợp này, thường xử lý về tội “Cố ý gây thương tích”, khi mà nạn nhân không chết, thương tích nhẹ.
Nếu xử lý về tội "Giết người", với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm, đối với nhiều người, thì rõ ràng là quá nặng so với hậu quả của tội phạm. Tác dụng giáo dục của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt đó nặng, mà là ở chỗ - đã phạm tội thì không thoát khỏi việc bị trừng trị.
>>> Xem thêm video: Đánh ghen dã man coi chừng ngồi tù

Nguồn: Đài Truyền Hình Cần Thơ.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)