Thảm sát 3 người ở Thái Bình: Vì đâu con rể ra tay tàn độc?

Google News

Nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh ý định phạm tội, thúc đẩy đối tượng ra tay sát hại vợ cùng gia đình bên ngoại, có thể là do những bức xúc tâm lý bị dồn nén do mâu thuẫn tích tụ từ lâu trong đời sống chung giữa 2 vợ chồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình hiện đang tạm giữ Đào Văn Thịnh (SN 1978, trú tại thôn Bái Trang, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ) để điều tra về hành vi giết người.
Thịnh là đối tượng đã dùng dao chém vào người bố mẹ vợ và vợ làm các nạn nhân tử vong tại chỗ vào 8h06 sáng ngày 26/8. Các nạn nhân tử vong gồm: ông Đ.Đ.C (SN 1940, bố vợ Thịnh), bà Vũ Thị Mộc (SN 1943, mẹ vợ Thịnh) và chị Đ.T.S (SN 1978, vợ Thịnh). Nguyên nhân ban đầu được xác định do mâu thuẫn tình cảm vợ chồng.
Tham sat 3 nguoi o Thai Binh: Vi dau con re ra tay tan doc?
Khu vực xảy ra vụ án. 
Ra tay tàn độc với vợ và bố mẹ vợ, vì đâu?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, trung tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) đã phân tích tâm lý đối tượng Thịnh dưới góc nhìn tội phạm học.
Trung tá Đào Trung Hiếu cho rằng, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh ý định phạm tội, thúc đẩy đối tượng ra tay sát hại vợ cùng gia đình bên ngoại của mình, có thể là do những bức xúc tâm lý bị dồn nén do mâu thuẫn tích tụ từ lâu trong đời sống chung giữa 2 vợ chồng. Khi mâu thuẫn tới đỉnh điểm mà không có cách tháo gỡ, trước nguy cơ tan vỡ gia đình do vợ làm đơn xin ly hôn, đối tượng càng cảm thấy bế tắc, chán nản, không có lối thoát.
Ông cho rằng, ở trạng thái này, con người thường hành động theo cảm xúc bản năng và thiếu suy xét, cân nhắc.
Tham sat 3 nguoi o Thai Binh: Vi dau con re ra tay tan doc?-Hinh-2
Trung tá Đào Trung Hiếu. 
Mặt khác, có thể sự tự ái vì cái tôi bị tổn thương do hành động xin ly hôn của vợ, dẫn tới tâm lý bất chấp mọi ràng buộc về pháp luật và luân lý để xuống tay tàn bạo với người thân của mình, phản ánh sự ích kỷ cao độ trong tâm lý đối tượng.
Theo trung tá Đào Trung Hiếu, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự việc đau lòng này, nằm ở sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của đối tượng gây án. Bởi vì không phải ai ở hoàn cảnh này cũng lựa chọn cách xử sự như vậy.
Ông phân tích, có thể thấy trong đặc điểm tâm lý cá nhân của thủ phạm đã chứa đựng sự suy thoái, lệch lạc hình thành thông qua sự tương tác với các yếu tố tiêu cực trong môi trường sống của mình.
“Nhân cách sai lệch này với đặc trưng là sự hung hãn, côn đồ, coi thường tính mạng người khác, cái tôi hiếu thắng quá lớn, thái độ khinh nhờn pháp luật… là kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân trong môi trường bất lợi như đời sống khó khăn, văn hoá xuống cấp, đạo đức suy đồi, lối sống thực dụng, ích kỷ, coi thường chuẩn mực luân lý và pháp luật, ưa dùng bạo lực…trở thành xu hướng ứng xử của một bộ phận người dân” - trung tá Hiếu nêu ý kiến.
Từ đó, khi nhân cách của đối tượng đã chứa đựng những lệch lạc nguy hiểm, gặp tình huống phát sinh mâu thuẫn trong đời sống, cái tôi ích kỷ và ý thức coi thường pháp luật đã thúc đẩy đối tượng lựa chọn biện pháp bạo lực để giải tỏa trạng thái tâm lý tiêu cực bên trong.
Nói về hành động sát hại đến 3 người của đối tượng Thịnh, chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu cho rằng, khi bàn tay đã dính máu sau khi sát hại 1 người, đối tượng nhận thức được tình trạng không còn gì để mất bởi đã phạm trọng tội, nên việc tiếp tục giết hại những người khác trong cơn say máu là điều dễ hiểu. Được xuất phát từ sự kích động tâm lý và nhu cầu làm mọi việc để giải tỏa cơn giận dữ.
Nói về việc Thịnh ra đầu thú sau khi gây án, trung tá Hiếu cho rằng, sau khi gây án, có đối tượng cuồng sát cảm thấy sợ hãi bởi việc làm của mình và tìm đến cái chết để trốn tránh sự trừng phạt. Cũng có những đối tượng ra tự thú ngay sau khi gây án, bất chấp cái giá phải trả cho hành động vô nhân tính của mình.
Tham sat 3 nguoi o Thai Binh: Vi dau con re ra tay tan doc?-Hinh-3
 Người dân địa phương bàng hoàng khi vụ án xảy ra.
Cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng chỉ từ những mâu thuẫn vợ chồng không được giải quyết kịp thời, thậm chí tích tụ, lên đến đỉnh điểm mà không có cách giải quyết phù hợp, đối tượng đã nhẫn tâm ra tay sát hại bố mẹ vợ và vợ.
Nhận định về hành vi con rể sát hại 3 người ở Thái Bình (nạn nhân là vợ và bố mẹ vợ của đối tượng Thịnh), luật sư Cường cho rằng, đây là hành vi giết người, có tính chất côn đồ, giết nhiều người nên đối tượng gây án sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội giết người theo điều 123 bộ luật hình sự 2015 với mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo luật sư Cường, vụ án mạng xảy ra khiến ba người trong một gia đình thiệt mạng là một vụ việc rất đau lòng, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Đối tượng gây án có thể phải đền tội bằng mạng sống của mình.Tuy nhiên, dù có tử hình đối tượng này cũng không thể bù đắp được những tổn thất, mất mát của gia đình nạn nhân khi đối tượng sát hại liền lúc cả 3 mạng người trong một gia đình. Có thể nói đây là một vụ thảm sát tàn bạo mà nguyên nhân xuất phát từ quan hệ hôn nhân bất đồng.
Tuy nhiên, từ diễn biến vụ án trên, luật sư Cường cho rằng, vụ án có bóng dáng trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Theo thông tin ban đầu, đối tượng gây án là một thành phần bất hảo, nghiện ma túy và thường xuyên bảo hành đối với vợ con.
“Một số người dân thôn Bái Trang (xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ) cho biết, Thịnh là đối tượng nghiện ma túy, thường đánh đập vợ con, thậm chí có lần từng dọa đổ xăng đốt vợ” – dẫn ý kiến người dân địa phương, luật sư Cường cho rằng, nếu việc đối tượng đã từng dọa tẩm xăng đốt vợ là có thật thì đó là hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho nạn nhân.
Đáng lẽ ra cơ quan chức năng cần phải vào cuộc sớm, có những giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ để ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa đã không được thực hiện tốt đến hậu quả đối tượng đã gây án, gây ra vụ thảm sát kinh hoàng đối với gia đình nạn nhân.
Bởi vậy, ngoài việc xem xét xử lý hình sự đối với đối tượng này, cơ quan chức năng cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc hòa giải mâu thuẫn và thực hiện các giải pháp phòng ngừa đối với tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.
Tham sat 3 nguoi o Thai Binh: Vi dau con re ra tay tan doc?-Hinh-4
 Luật sư Đặng Văn Cường.
“Đối với những vụ việc mâu thuẫn hôn nhân gia đình mà có sự quan tâm kịp thời của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở địa phương, thực hiện tốt luật hòa giải cơ sở, hướng dẫn các đương sự thực hiện các thủ tục pháp lý và thực hiện các biện pháp ngăn chặn thì có thể tránh được những vụ án đau lòng như sự việc con rể sát hại cả nhà vợ ở Thái Bình” - luật sư Cường nêu ý kiến.
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, để phòng ngừa trọng án, các đơn vị chức năng tại cơ sở, các tổ chức tự quản như tổ dân phố, tổ hoà giải phải quan tâm nắm bắt tình hình mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, kịp thời có biện pháp tháo ngòi nổ xung đột.
“Người dân cần tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra va chạm, xô xát trong đời sống để có những phản ứng phù hợp, không thúc đẩy sự việc phát triển theo hướng nguy hiểm. Khi sự việc có khả năng bùng nổ thành xung đột, cần khẩn trương thoát ly hiện trường để “rút củi đáy nồi”, triệt tiêu nguồn cơn gây bức xúc tâm lý. Nên nhờ cậy các công cụ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi ích của mình, như có thể trình báo sự việc đến các thiết chế an ninh tại cơ sở” – trung tá Hiếu lưu ý.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố vụ án giết người ở Chợ Đầu mối:

Nguồn: TTV

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)