Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, rạng sáng 9/9, trong 12 giờ qua, lũ trên sông Cầu tại các trạm thủy văn Gia Bẩy và trạm thủy văn Chã lũ đang lên chậm. Tại trạm thủy văn Gia Bẩy, mực nước lũ lúc 1h ngày 9/9 đạt mức 2.756cm, tới 3h đạt mức 2.780cm, cao hơn 80cm so với Báo động cấp III và tiếp tục có xu thế tăng chậm. Lúc 6h, mực nước là 2.808cm. (Ảnh Dân Việt) Tại trạm thủy văn Chã lúc 1h là 729cm, thấp hơn 71cm so với báo động cấp I và tiếp tục có xu thế tăng; tại Hồ Núi Cốc trên sông Công lúc 1h, mực nước hồ ở mức 4.596 cm và đang tiến hành xả lũ với lưu lượng xả tràn ở mức 150m3/s. Tình trạng ngập lụt ven sông đã xảy ra, đồng thời có nguy cơ sạt lở bờ sông, ngập úng và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven các sông, suối và những điểm xung yếu như bờ ta luy cao, bãi thải. (Ảnh: Bắc Việt)Trung tâm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai do lũ là cấp 2. Trong khi đó, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngay trong đêm 8 và rạng sáng 9/9, TP Phổ Yên đã phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tiến hành di dời khẩn cấp hơn 400 hộ dân tại xóm Cốc, xã Tân Phú, ra khỏi vùng có nguy cơ bị ngập úng đến nơi an toàn.Cùng với đó, Phổ Yên tập trung rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn. Đối với TP Thái Nguyên, các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sơ tán và vận chuyển đồ đạc đến nơi an toàn. Có những nơi nước ngập sâu cả hơn mét, nước tràn nhà dân gây ngập úng nhiều đồ đạc. Nhiều khu vực lúa và hoa màu chìm sâu trong biển nước. Nhiều ô tô bị mắc kẹt trong nước. Nhiều xe ô tô bị ngập sâu không thể di chuyển.Nhiều tuyến đường "biến thành sông". Đến sáng nay 9/9, lũ tại sông Cầu đã vượt mức báo động 3, nhiều khu vực chìm sâu trong biển nước. Từ 23h ngày 7/9 đến 23h ngày 8/9, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trước tình hình đó, các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên và các huyện, thành phố đã và đang gấp rút tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ"; đảm bảo bám sát phương án ứng phó thiên tai, phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đã được phê duyệt. Tổ chức trực ban 24/24 giờ; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng để phối hợp xử lý kịp thời các tình huống do mưa lớn, lũ, ngập lụt gây ra… >>> Xem thêm video: Yên Bái: Mưa lớn sau bão, lũ cuốn nhiều người thiệt mạng.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, rạng sáng 9/9, trong 12 giờ qua, lũ trên sông Cầu tại các trạm thủy văn Gia Bẩy và trạm thủy văn Chã lũ đang lên chậm. Tại trạm thủy văn Gia Bẩy, mực nước lũ lúc 1h ngày 9/9 đạt mức 2.756cm, tới 3h đạt mức 2.780cm, cao hơn 80cm so với Báo động cấp III và tiếp tục có xu thế tăng chậm. Lúc 6h, mực nước là 2.808cm. (Ảnh Dân Việt)
Tại trạm thủy văn Chã lúc 1h là 729cm, thấp hơn 71cm so với báo động cấp I và tiếp tục có xu thế tăng; tại Hồ Núi Cốc trên sông Công lúc 1h, mực nước hồ ở mức 4.596 cm và đang tiến hành xả lũ với lưu lượng xả tràn ở mức 150m3/s. Tình trạng ngập lụt ven sông đã xảy ra, đồng thời có nguy cơ sạt lở bờ sông, ngập úng và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven các sông, suối và những điểm xung yếu như bờ ta luy cao, bãi thải. (Ảnh: Bắc Việt)
Trung tâm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai do lũ là cấp 2. Trong khi đó, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngay trong đêm 8 và rạng sáng 9/9, TP Phổ Yên đã phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tiến hành di dời khẩn cấp hơn 400 hộ dân tại xóm Cốc, xã Tân Phú, ra khỏi vùng có nguy cơ bị ngập úng đến nơi an toàn.
Cùng với đó, Phổ Yên tập trung rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn. Đối với TP Thái Nguyên, các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sơ tán và vận chuyển đồ đạc đến nơi an toàn.
Có những nơi nước ngập sâu cả hơn mét, nước tràn nhà dân gây ngập úng nhiều đồ đạc. Nhiều khu vực lúa và hoa màu chìm sâu trong biển nước.
Nhiều ô tô bị mắc kẹt trong nước.
Nhiều xe ô tô bị ngập sâu không thể di chuyển.
Nhiều tuyến đường "biến thành sông".
Đến sáng nay 9/9, lũ tại sông Cầu đã vượt mức báo động 3, nhiều khu vực chìm sâu trong biển nước.
Từ 23h ngày 7/9 đến 23h ngày 8/9, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trước tình hình đó, các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên và các huyện, thành phố đã và đang gấp rút tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ"; đảm bảo bám sát phương án ứng phó thiên tai, phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đã được phê duyệt. Tổ chức trực ban 24/24 giờ; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng để phối hợp xử lý kịp thời các tình huống do mưa lớn, lũ, ngập lụt gây ra…