Ngày 12/5 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên toà sơ thẩm xét xử cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cùng 13 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), TPHCM và các tỉnh, thành phố khác. Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 điều 285 BLHS năm 1999. Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2014, bị can Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng xét duyệt thuốc - Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục Quản lý Dược. Ông Cường có trách nhiệm ban hành các quy chế, quy trình chuyên môn, văn bản hướng dẫn việc thẩm định, cấp số đăng ký thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời được điều hành phiên họp Hội đồng khi được ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; đọc biên bản thẩm định và đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp số đăng ký. Ông Cường cũng có trách nhiệm đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy thuốc có vi phạm hoặc nghi ngờ có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng và của cộng đồng. Tuy nhiên, ông Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm được giao; thành lập nhóm chuyên gia thẩm định mà không phân công nhóm trưởng. Thiếu giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Ông Trương Quốc Cường đã đồng ý xét duyệt cấp số đăng ký thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp dẫn đến hậu quả 6/7 loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, với trị giá hơn 148 tỷ đồng.Dù nhận được nhiều thông tin về thuốc Health 2000 Canada là không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng ông Cường không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy thuốc dẫn đến hậu quả các cơ sở y tế trong nước tiếp tục sử dụng các loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada, không rõ nguồn gốc xuất xứ để điều trị cho người bệnh, tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng… Cáo trạng cũng nêu rõ, quá trình điều tra, ông Cường không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Giai đoạn truy tố, ông Cường thừa nhận đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu Cục Quản lý Dược, để cấp dưới có nhiều hành vi sai phạm trong việc tổ chức thẩm định hồ sơ, kết luận biên bản để nghị cấp số đăng ký thuốc; cùng với các thành viên Hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký cho 7 loại thuốc Health 2000 Canada trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp. Với việc không định chỉ lưu hành thuốc có thông tin nghi ngờ là không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại thời điểm năm 2014, bị can nhận thức là chưa có đủ điều kiện để quyết định đình chỉ lưu hành. Tuy nhiên, theo cáo trạng, ông Cường nhận thấy việc không đình chỉ lưu hành thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ là chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao và ăn năn về hậu quả xảy ra. Bị can Trương Quốc Cường đã nhờ gia đình nộp tiền khắc phục một phần hậu quả do hành vi không định chỉ lưu hành thuốc gây ra. Ngày 31/12/2021, vợ ông Cường đã nộp số tiền 1,8 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án thành phố Hà Nội. Trước đó, ngày 3/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đến ngày 10/12/2021, ông Trương Quốc Cường bị bắt tạm giam. >>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố: Nguồn: PLO
Ngày 12/5 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên toà sơ thẩm xét xử cựu Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cùng 13 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), TPHCM và các tỉnh, thành phố khác.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 điều 285 BLHS năm 1999.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2014, bị can Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng xét duyệt thuốc - Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục Quản lý Dược.
Ông Cường có trách nhiệm ban hành các quy chế, quy trình chuyên môn, văn bản hướng dẫn việc thẩm định, cấp số đăng ký thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời được điều hành phiên họp Hội đồng khi được ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; đọc biên bản thẩm định và đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp số đăng ký.
Ông Cường cũng có trách nhiệm đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy thuốc có vi phạm hoặc nghi ngờ có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng và của cộng đồng.
Tuy nhiên, ông Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm được giao; thành lập nhóm chuyên gia thẩm định mà không phân công nhóm trưởng. Thiếu giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Ông Trương Quốc Cường đã đồng ý xét duyệt cấp số đăng ký thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp dẫn đến hậu quả 6/7 loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, với trị giá hơn 148 tỷ đồng.
Dù nhận được nhiều thông tin về thuốc Health 2000 Canada là không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng ông Cường không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy thuốc dẫn đến hậu quả các cơ sở y tế trong nước tiếp tục sử dụng các loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada, không rõ nguồn gốc xuất xứ để điều trị cho người bệnh, tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng…
Cáo trạng cũng nêu rõ, quá trình điều tra, ông Cường không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Giai đoạn truy tố, ông Cường thừa nhận đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu Cục Quản lý Dược, để cấp dưới có nhiều hành vi sai phạm trong việc tổ chức thẩm định hồ sơ, kết luận biên bản để nghị cấp số đăng ký thuốc; cùng với các thành viên Hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký cho 7 loại thuốc Health 2000 Canada trong khi hồ sơ không đủ điều kiện cấp.
Với việc không định chỉ lưu hành thuốc có thông tin nghi ngờ là không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại thời điểm năm 2014, bị can nhận thức là chưa có đủ điều kiện để quyết định đình chỉ lưu hành. Tuy nhiên, theo cáo trạng, ông Cường nhận thấy việc không đình chỉ lưu hành thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ là chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao và ăn năn về hậu quả xảy ra.
Bị can Trương Quốc Cường đã nhờ gia đình nộp tiền khắc phục một phần hậu quả do hành vi không định chỉ lưu hành thuốc gây ra. Ngày 31/12/2021, vợ ông Cường đã nộp số tiền 1,8 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án thành phố Hà Nội.
Trước đó, ngày 3/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đến ngày 10/12/2021, ông Trương Quốc Cường bị bắt tạm giam.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố: Nguồn: PLO