“Panorama phiên bản” đèo Ô Quý Hồ có giống Panorama Mã Pì Lèng băm nát cảnh quan?

Google News

(Kiến Thức) - Panorama Mã Pì Lèng (Hà Giang) và công trình khách sạn Pusamcap Lai Châu đều nằm trên tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Tuy nhiên, khi Panorama Mã Pì Lèng xây dựng “4 không” thì công trình của Pusamcap đã được cấp phép và đầy đủ thủ tục theo quy định.

Công trình tổ hợp khách sạn, nhà hàng, quán cà phê Panorama ở đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) không có giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL nhưng lại xây đến 7 tầng đang là tâm điểm chú ý của dư luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, công trình trên như khối bê tông làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường Mã Pì Lèng, thậm chí nhiều ý kiến kêu gọi tẩy tray, phá bỏ công trình sai phạm trên. Mới đây, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất phương án xử lý đối với khách sạn Panorama là phá dỡ 6 tầng giật để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.
“Panorama phien ban” deo O Quy Ho co giong Panorama Ma Pi Leng bam nat canh quan?
Panorama Mã Pì Lèng. 
Khi Panorama Mã Pì Lèng chưa hết nóng, dư luận lại bất ngờ trước thông tin khu vực đèo Ô Quý Hồ, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cũng đang bị "băm nát" bởi 2 hạng mục nhà hàng và khách sạn 3 tầng của công ty Pusamcap Lai Châu.
Điểm giống nhau của Panorama Mã Pì Lèng và khách 3 tầng của công ty Pusamcap Lai Châu trên đèo Ô Quý Hồ là đều nằm ở một trong những tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ vĩ.
Theo đó, công trình Panorama nằm trên đèo Mã Pì Lèng - "Đệ nhất hùng quan", một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, danh lam thắng cảnh quốc gia với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ khi một bên là sông Nho Quế, khu vực núi non hùng vĩ, dù nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ khu vực I và khu vực II của di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của danh thắng Mã Pì Lèng.
Trong khi đó, công trình khách sạn của công ty Pusamcap Lai Châu nằm trên đèo Ô Quý Hồ (tên gọi khác là đèo Hoàng Liên Sơn) ven tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, một trong những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc. Tháng 9/2015, Bộ VHTT&DL chính thức trao Bằng công nhận di tích danh thắng cấp Quốc gia thác Cầu mây và cổng trời thuộc khu vực đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình) cho UBND huyện Tam Đường.
Điểm khác nhau giữa hai công trình trên chính là việc Panorama Mã Pì Lèng “4 không” như không có giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL nhưng lại xây đến 7 tầng, trong khi đó quy định của Đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt thì khu vực này hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ được phép xây dựng từ 1 đến 3 tầng.
Trong khi đó, công trình Pusamcap đèo Ô Quý Hồ lại được tỉnh Lai Châu cấp phép đầy đủ.
Cụ thể, trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường Từ Hữu Hà khẳng định, hai dự án là khác biệt, không thể đánh đồng theo ý kiến chủ quan.
Nói về dự án công trình Pusamcap, Chủ tịch huyện Tam Đường cho biết, đây là dự án được cấp phép và được thẩm định cẩn thận, có báo cáo đánh giá tác động môi trường từng hạng mục, thiết kế xây dựng phù hợp với cảnh quan chung và đảm bảo về yếu tố môi trường.
“Panorama phien ban” deo O Quy Ho co giong Panorama Ma Pi Leng bam nat canh quan?-Hinh-2
Khu nhà hàng, khách sạn trên đèo Ô Quý Hồ. Ảnh: Vietnamnet 
Theo đó, vị trí đang xây dựng nhà hàng, khách sạn trước đây vốn là nhà kiểm lâm. Năm 2013, Sở TN&MT tỉnh Lai Châu đã ký hợp đồng cho công ty Pusamcap thuê (thời hạn 50 năm) với diện tích hơn 500.000 m2 để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên gồm 2 hạng mục chính gồm trồng mới, khoanh nuôi, cải tạo phát triển rừng với diện tích 417.000 m2. Số diện tích còn lại (100.000 m2) sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp gồm các hạng mục như xây khu nhà hàng, khách sạn, khu biệt thự sinh thái, chợ đồng bào dân tộc, đào hồ sinh thái...
Đến năm 2015, Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu cấp giấy phép xây dựng cho công ty Pusamcap xây dựng các công trình thuộc dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên với các hạng mục gồm cải tạo nhà kiểm lâm thành khách sạn 3 tầng, 34 phòng nghỉ trên diện tích 539m2, nhà hàng cà phê 2 tầng hơn 400m2, và nhà tầng 1 khu hội chợ đồng bào dân tộc. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 100 tỷ đồng. Đầu tháng 9 năm nay, dự án đã tổ chức khai trương giai đoạn 1.
Trả lời trên Vietnamnet, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho biết, tỉnh đang cho cơ quan chuyên môn rà soát lại việc triển khai dự án trên sau khi báo chí phản ánh. Đồng thời khẳng định, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng việc phát triển du lịch nhưng phải giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, không tàn phá môi trường để đánh đổi lợi ích trước mắt.
Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)