Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài chừng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đỉnh Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối TP Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Dưới đây, là những hình ảnh được PV báo điện tử Tổ Quốc ghi lại năm 2014.Để đến được đỉnh đèo Mã Pì Lèng, du khách phải vượt qua cung đường hiểm trở bậc nhất trong "tứ đại đỉnh đèo" thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (bao gồm Mã Pí Lèng (Hà Giang), đèo Ô Quý Hồ (nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu), đèo Pha Đin (nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên) và đèo Khau Phạ (Yên Bái).Cung đường Mã Pì Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km.Đây là cung đường ưa thích của khách du lịch. Trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngắm cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.Một trong những điểm check in quen thuộc của du khách từ trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng.Ngày 16/11/2009, Bộ VHTTDL đã quyết định xếp khu vực Mã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.Mã Pì Lèng thủa hoang sơ.Đặc sản của cung đường đèo Mã Pì Lèng là những biển mây xen giữa những vách đá tai mèo.Dưới thung sâu dòng Nho Quế như một sợi dây màu trắng nằm vắt dưới lòng khe núi, phía xa đầu nguồn hút vào sương mù vô tận rồi lẫn trong biển sương mênh mông.Tuy nhiên thời gian gần đây, Mã Pí Lèng đang bị xâm hại bởi những hình ảnh xấu xí từ các công trình trái phép.
Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài chừng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đỉnh Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối TP Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Dưới đây, là những hình ảnh được PV báo điện tử Tổ Quốc ghi lại năm 2014.
Để đến được đỉnh đèo Mã Pì Lèng, du khách phải vượt qua cung đường hiểm trở bậc nhất trong "tứ đại đỉnh đèo" thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (bao gồm Mã Pí Lèng (Hà Giang), đèo Ô Quý Hồ (nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu), đèo Pha Đin (nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên) và đèo Khau Phạ (Yên Bái).
Cung đường Mã Pì Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km.
Đây là cung đường ưa thích của khách du lịch. Trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngắm cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Một trong những điểm check in quen thuộc của du khách từ trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng.
Ngày 16/11/2009, Bộ VHTTDL đã quyết định xếp khu vực Mã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Mã Pì Lèng thủa hoang sơ.
Đặc sản của cung đường đèo Mã Pì Lèng là những biển mây xen giữa những vách đá tai mèo.
Dưới thung sâu dòng Nho Quế như một sợi dây màu trắng nằm vắt dưới lòng khe núi, phía xa đầu nguồn hút vào sương mù vô tận rồi lẫn trong biển sương mênh mông.
Tuy nhiên thời gian gần đây, Mã Pí Lèng đang bị xâm hại bởi những hình ảnh xấu xí từ các công trình trái phép.