Những phận đời dầm mình mưu sinh trong buốt giá ở Hà Nội

Google News

Trong cái rét trên dưới 10 độ C kèm mưa ở Hà Nội, những công nhân môi trường, người lao động vẫn bám trụ mưu sinh trong môi trường rét "cắt da cắt thịt".

Sáng 10/2, các tỉnh, thành miền Bắc chìm sâu trong mưa rét, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11-14 độ C. Tại Hà Nội, mưa phùn và sương mù khiến thời tiết rét thêm cảm giác buốt "cắt da thịt".

Dưới thời tiết lạnh buốt, nhóm công nhân vệ sinh môi trường của chị Ngô Thị Mến (Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Đông) vẫn bắt đầu công việc từ 4h30 đến khoảng 8h, hoàn thành trước giờ đường phố tấp nập. Nhiệm vụ của họ là thu gom hơn 30 xe chở rác tại khu vực phường Văn Quán (Hà Đông) về điểm tập kết.

“Tôi làm được công việc này khoảng 5 năm nay, đây là lần đầu tiên trải qua đợt rét kéo dài, lạnh buốt như thế này”, chị Mến chia sẻ.

Theo chị Mến, bình thường mỗi xe chở rác đã khá nặng so với sức của chị em nhưng vì có mưa, rác thấm nước mỗi xe phải nặng đến gần 500kg.

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi

Công nhân vệ sinh môi trường đội mưa thu gom rác

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-2

Vì thấm nước mưa, mỗi xe rác nặng đến gần 500kg

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-3

Để đỡ rét, những công nhân cũng chỉ dùng tạm lớp găng tay mỏng

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-4

"Do thời điểm buổi sớm, nhiệt độ hạ thấp kèm mưa, nhóm công nhân môi trường 5 người phải mặc thêm áo mưa, đi ủng cao cổ và đi thêm hai găng tay để đỡ lạnh. Nhưng vì lao động chân tay mặc nhiều quần áo khá vướng víu nên chỉ vào việc được một lúc là phải cởi bỏ bớt áo ra", chị Mến chia sẻ thêm.

Tại ngã tư Vọng – Giải Phóng (Thanh Xuân), ông Thạch làm nghề bán đá lẻ cho các tiểu thương ở chợ Vọng và chợ Đồng Tâm được hơn 20 năm.

Theo ông Thạch, nghề vốn đã cực nhọc bởi phải vác đá cây nặng và lạnh thì trong thời tiết này ở Hà Nội cực nhọc gấp bội phần.

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-5

Đôi tay ông Thạch bê đá đỏ rực như bị bỏng

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-6

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-7

Không chỉ lạnh vì thời tiết những người "phu đá" còn phải tiếp xúc với đá lạnh khiến tay, lưng luôn tê buốt khi mang vác

“Tôi bắt đầu đi lấy đá ở các xưởng sản xuất từ 3h sáng, trời lạnh kèm mưa khiến cảm giác rét càng thêm buốt. Đèo sau xe là các cây đá nặng hàng chục kg, đá tan thấm vào từng lớp áo, lạnh cắt da cắt thịt”, ông Thạch chia sẻ.

Cũng theo ông Thạch, làm nghề bỏ đá lẻ thì lời lãi không được bao nhiêu. Mỗi cây đá lớn cắt ra để bán lẻ lãi chỉ được từ 10-20 nghìn đồng.

Còn tại cổng chính Công viên Thống Nhất, bà Hiền đứng chôn chân trong gió tranh thủ bán mấy cành hoa đào cho bà con chơi Rằm tháng Giêng.

Để kịp giờ cắt đào đi bán, bà Hiền phải đi 20km từ nhà xuống vườn đào Nhật Tân để lấy hàng.

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-8

Đôi tay nhăn nheo vì mưa lạnh của bà Hiền

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-9

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-10

Đổ chống rét, bà Hiền chọn cách mặc đến 5 lớp áo

Nhung phan doi dam minh muu sinh trong buot gia o Ha Noi-Hinh-11

Chống chọi với cái rét “cắt da cắt thịt”, bà chia sẻ, “tôi phải mặc đến 5 lớp áo dày và một áo mưa để đỡ buốt. Rạng sáng, nhiệt độ ngoài trời chắc chỉ trên dưới 10 độ C. Tết năm nay, mưa phùn và rét kéo dài nên người lao động chân tay như chúng tôi rất vất vả lắm”.

Bà cũng kể, nếu đếm số km di chuyển mỗi ngày chắc không xuể, chỉ nhớ có những ngày cao điểm phải rong ruổi qua nhiều tuyến phố, sau để ý thấy hết nguyên một bình xăng xe máy.

Theo Đình Hiếu/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)