Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố Phùng Anh Lê và 3 người khác tội "Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù".Vụ án liên quan việc Công an quận Tây Hồ không xử lý hình sự một nhóm cướp gây án trên địa bàn vào năm 2016. Theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Phùng Anh Lê khi đó đang là Trưởng Công an quận Tây Hồ, đã có nhiều chỉ đạo liên quan.Đầu tiên, khoảng 22h ngày 22/9/2016, Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tây Hồ nhận điện thoại của Phùng Anh Lê. Qua điện thoại, Lê hỏi Châu đang ở đâu, được Châu cho biết đang đi bắt truy nã tại Thái Nguyên.Lúc này Lê hỏi Châu: "Mày có biết việc bắt thằng Tài (Nguyễn Hữu Tài SN 1993, Ba Đình, TP.Hà Nội, kẻ Châu đã chỉ đạo tha trái pháp luật, năm 2021 bị Công an TP.Hà Nội khởi tố rồi đề nghị truy tố, đưa ra xét xử tội "Cướp tài sản" – PV) không? Châu trả lời: "Ngọc (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Tây Hồ) có báo cáo em rồi, do em đang đi công tác nên em đã bảo Ngọc báo cáo anh Hải (Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ).Kết luận điều tra thể hiện, Lê chỉ đạo Châu: "Mày bảo Ngọc mang hồ sơ xuống đây cho tao xem". Châu sau đó gọi điện thoại cho Ngọc, nói yêu cầu của "sếp". Khoảng 23h cùng ngày 22/9/2016, sau khi nghe Ngọc báo cáo, Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu, không đồng ý với đề xuất tạm giữ Tài của Ngọc.Sau khi nghe 1 người khác đưa ra quan điểm tạm giữ Tài là "non", Lê chỉ đạo Ngọc phải đưa Tài ra khỏi Nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ. Khi Ngọc báo cáo nếu muốn cho Tài về thì phải có các quyết định theo quy định, tuy nhiên Lê chỉ đạo Ngọc cứ xuống Nhà tạm giữ để nhận Tài. Lê chỉ đạo Ngọc khi đến Nhà tạm giữ thì gọi điện thoại để Lê nói chuyện với Trung – cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an quận Tây Hồ thời điểm năm 2016. Tài sau đó được thả.Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng kết luận, theo lời khai của Châu, Lê còn chỉ đạo "cho chúng nó hòa giải, rút đơn" khi nhắc đến vụ việc trình báo của nạn nhân bị Tài cướp tài sản. Cơ quan điều tra nêu rõ, quá trình điều tra Phùng Anh Lê không khai nhận hành vi phạm tội, tuy nhiên căn cứ lời khai của những người liên quan, Lê được xác định vẫn tiếp tục chỉ đạo Ngọc phải xuống Nhà tạm giữ để nhận Tài và cho về khi đã được Ngọc đề xuất phải có các quyết định, thủ tục theo quy định.Lời khai của Ngọc phù hợp với lời khai của Châu, Trung, phù hợp với kết quả giám định và các tài liệu khác đã thu thập trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có đủ căn cứ để xác định Phùng Anh Lê đã phạm vào tội "Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù", quy định tại Khoản 1, Điều 378, Bộ luật Hình sự năm 2015.Trong vụ án, Cơ quan điều tra cũng nêu Lê có nhiều năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen các loại, đây là các tình tiết giảm nhẹ cho Phùng Anh Lê trong quá trình xét xử.
>>> Mời bạn đọc xem video: Vụ 2 cảnh sát hi sinh khi bắt cướp: Tạm giữ 9 người | VTC Now
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố Phùng Anh Lê và 3 người khác tội "Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù".
Vụ án liên quan việc Công an quận Tây Hồ không xử lý hình sự một nhóm cướp gây án trên địa bàn vào năm 2016. Theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Phùng Anh Lê khi đó đang là Trưởng Công an quận Tây Hồ, đã có nhiều chỉ đạo liên quan.
Đầu tiên, khoảng 22h ngày 22/9/2016, Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tây Hồ nhận điện thoại của Phùng Anh Lê. Qua điện thoại, Lê hỏi Châu đang ở đâu, được Châu cho biết đang đi bắt truy nã tại Thái Nguyên.
Lúc này Lê hỏi Châu: "Mày có biết việc bắt thằng Tài (Nguyễn Hữu Tài SN 1993, Ba Đình, TP.Hà Nội, kẻ Châu đã chỉ đạo tha trái pháp luật, năm 2021 bị Công an TP.Hà Nội khởi tố rồi đề nghị truy tố, đưa ra xét xử tội "Cướp tài sản" – PV) không? Châu trả lời: "Ngọc (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Tây Hồ) có báo cáo em rồi, do em đang đi công tác nên em đã bảo Ngọc báo cáo anh Hải (Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ).
Kết luận điều tra thể hiện, Lê chỉ đạo Châu: "Mày bảo Ngọc mang hồ sơ xuống đây cho tao xem". Châu sau đó gọi điện thoại cho Ngọc, nói yêu cầu của "sếp". Khoảng 23h cùng ngày 22/9/2016, sau khi nghe Ngọc báo cáo, Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu, không đồng ý với đề xuất tạm giữ Tài của Ngọc.
Sau khi nghe 1 người khác đưa ra quan điểm tạm giữ Tài là "non", Lê chỉ đạo Ngọc phải đưa Tài ra khỏi Nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ. Khi Ngọc báo cáo nếu muốn cho Tài về thì phải có các quyết định theo quy định, tuy nhiên Lê chỉ đạo Ngọc cứ xuống Nhà tạm giữ để nhận Tài. Lê chỉ đạo Ngọc khi đến Nhà tạm giữ thì gọi điện thoại để Lê nói chuyện với Trung – cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an quận Tây Hồ thời điểm năm 2016. Tài sau đó được thả.
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng kết luận, theo lời khai của Châu, Lê còn chỉ đạo "cho chúng nó hòa giải, rút đơn" khi nhắc đến vụ việc trình báo của nạn nhân bị Tài cướp tài sản. Cơ quan điều tra nêu rõ, quá trình điều tra Phùng Anh Lê không khai nhận hành vi phạm tội, tuy nhiên căn cứ lời khai của những người liên quan, Lê được xác định vẫn tiếp tục chỉ đạo Ngọc phải xuống Nhà tạm giữ để nhận Tài và cho về khi đã được Ngọc đề xuất phải có các quyết định, thủ tục theo quy định.
Lời khai của Ngọc phù hợp với lời khai của Châu, Trung, phù hợp với kết quả giám định và các tài liệu khác đã thu thập trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có đủ căn cứ để xác định Phùng Anh Lê đã phạm vào tội "Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù", quy định tại Khoản 1, Điều 378, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong vụ án, Cơ quan điều tra cũng nêu Lê có nhiều năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen các loại, đây là các tình tiết giảm nhẹ cho
Phùng Anh Lê trong quá trình xét xử.
>>> Mời bạn đọc xem video: Vụ 2 cảnh sát hi sinh khi bắt cướp: Tạm giữ 9 người | VTC Now