An Định là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay là đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế.Nguyên tại vị trí này từ năm Thành Thái 14 (1902), Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định) đã lập phủ, đặt tên là phủ An Định.Năm Khải Định 2 (1917), vua mới dùng tiền riêng cải tạo lại thành cung theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi.Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định.Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu Cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Cung An Định là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, có sự giao thoa mạnh mẽ giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, xung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.Đây là nơi ghi dấu giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (tháng 8/1945); nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước...Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), Cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức thuộc Chính phủ Bảo hộ Pháp.Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.Sở hữu lối kiến trúc châu Âu lạ mắt, cung An Định Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đồng thời còn là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mời quý độc giả xem video: TS Phan Thanh Hải, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế chia sẻ về "Tết xưa":( Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện)
An Định là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay là đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế.
Nguyên tại vị trí này từ năm Thành Thái 14 (1902), Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định) đã lập phủ, đặt tên là phủ An Định.
Năm Khải Định 2 (1917), vua mới dùng tiền riêng cải tạo lại thành cung theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định.
Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu Cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng.
Cung An Định là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, có sự giao thoa mạnh mẽ giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, xung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.
Đây là nơi ghi dấu giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (tháng 8/1945); nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước...
Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), Cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức thuộc Chính phủ Bảo hộ Pháp.
Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Sở hữu lối kiến trúc châu Âu lạ mắt, cung An Định Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đồng thời còn là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mời quý độc giả xem video: TS Phan Thanh Hải, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế chia sẻ về "Tết xưa":
( Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện)