Theo quan niệm của người Sán Chỉ, mùa lúa chín vàng là một mùa bội thu, no đủ, gửi gắm mong muốn con cháu sẽ có được cuộc sống no ấm, đủ đầy, hạnh phúc.Sính lễ nhà trai đem đến nhà gái gồm gà, rượu, 12 cái bánh dày to và 20 cái bánh dày nhỏ.Điểm nhấn trong đám cưới của người Sán Chỉ chính là những câu hát đối, bởi từ lúc yêu nhau đến khi cưới, những đôi trai gái luôn dập dìu trong những câu hát.Trong lễ cưới, ban đầu, đoàn nhà trai đến nhà gái, nhà gái cử người ra đón. Nhà trai hát đối trình bày công việc đến xin đón cô dâu.Nhà gái ra lời đối cho nhà trai trả lời. Để công việc được thuận hòa, tốt đẹp, nhà gái sẽ đưa ra những câu đối dễ, sau đó nhà gái hát mời nhà trai vào. Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn đưa dâu đưa cô dâu về nhà chồng đi theo đúng thứ tự, số người tham gia luôn là số chẵn.Cô dâu mặc áo dài, thắt lưng hoa, trên tay cầm chiếc khăn mặt đã được chuẩn bị sẵn; đầu đội khăn màu đen. Các cô gái khác mặc áo màu xanh đặc trưng của người Sán Chỉ. Đoàn rước dâu ra ngoài đường, việc hò hát vẫn tiếp tục.Những chiếc bánh nhà trai đem đến sẽ được nhà gái gói lại cẩn thận bằng giấy rồi giao lại cho đại diện nhà trai, người đón dâu.Nghi lễ đón dâu trong đám cưới của người Sán Chỉ là hoạt động thể hiện sự trân trọng, tôn vinh người phụ nữ trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời.Đồng thời nghi lễ đón dâu trong đám cưới của người Sán Chỉ còn là cách chúc phúc cho đôi bạn trẻ, tạo hành trang vững chắc cho cuộc sống mới, gắn bó trọn đời.Tham gia trong nghi lễ trên không chỉ có người thân, họ hàng những người được lựa chọn để đại diện cho hai họ, mà còn có sự tham gia của cả cộng đồng. Điều đó làm tăng thêm sự tươi vui, phấn khởi, tạo sự gắn kết cộng đồng bền chặt.>>> Mời độc giả xem thêm video Đám cưới "trở về tuổi thơ" của cặp đôi Hà Nội gây sốt
Theo quan niệm của người Sán Chỉ, mùa lúa chín vàng là một mùa bội thu, no đủ, gửi gắm mong muốn con cháu sẽ có được cuộc sống no ấm, đủ đầy, hạnh phúc.
Sính lễ nhà trai đem đến nhà gái gồm gà, rượu, 12 cái bánh dày to và 20 cái bánh dày nhỏ.
Điểm nhấn trong đám cưới của người Sán Chỉ chính là những câu hát đối, bởi từ lúc yêu nhau đến khi cưới, những đôi trai gái luôn dập dìu trong những câu hát.
Trong lễ cưới, ban đầu, đoàn nhà trai đến nhà gái, nhà gái cử người ra đón. Nhà trai hát đối trình bày công việc đến xin đón cô dâu.
Nhà gái ra lời đối cho nhà trai trả lời. Để công việc được thuận hòa, tốt đẹp, nhà gái sẽ đưa ra những câu đối dễ, sau đó nhà gái hát mời nhà trai vào. Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn đưa dâu đưa cô dâu về nhà chồng đi theo đúng thứ tự, số người tham gia luôn là số chẵn.
Cô dâu mặc áo dài, thắt lưng hoa, trên tay cầm chiếc khăn mặt đã được chuẩn bị sẵn; đầu đội khăn màu đen. Các cô gái khác mặc áo màu xanh đặc trưng của người Sán Chỉ. Đoàn rước dâu ra ngoài đường, việc hò hát vẫn tiếp tục.
Những chiếc bánh nhà trai đem đến sẽ được nhà gái gói lại cẩn thận bằng giấy rồi giao lại cho đại diện nhà trai, người đón dâu.
Nghi lễ đón dâu trong đám cưới của người Sán Chỉ là hoạt động thể hiện sự trân trọng, tôn vinh người phụ nữ trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời.
Đồng thời nghi lễ đón dâu trong đám cưới của người Sán Chỉ còn là cách chúc phúc cho đôi bạn trẻ, tạo hành trang vững chắc cho cuộc sống mới, gắn bó trọn đời.
Tham gia trong nghi lễ trên không chỉ có người thân, họ hàng những người được lựa chọn để đại diện cho hai họ, mà còn có sự tham gia của cả cộng đồng. Điều đó làm tăng thêm sự tươi vui, phấn khởi, tạo sự gắn kết cộng đồng bền chặt.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đám cưới "trở về tuổi thơ" của cặp đôi Hà Nội gây sốt