Sáng 9/12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba tiếp tục phần xét hỏi. Cùng với Nguyễn Thái Luyện, trong số các bị cáo còn có 2 người em ruột của Luyện là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và vợ Luyện là Võ Thị Thanh Mai. Nguyễn Thái Luyện phủ nhận cáo buộc: Trả lời HĐXX, Nguyễn Thái Luyện một mực phủ nhận toàn bộ cáo buộc của Viện Kiểm sát. Luyện cho rằng, cáo trạng truy tố bị cáo lừa đảo có 8 điểm không đúng, gây oan sai, “bị cáo không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai. Toàn bộ hoạt động của tôi đều công khai, minh bạch. Tôi đã xuất bản hàng trăm cuốn cẩm nang, phát cho nhân viên, khách hàng. Trong đó có cẩm nang viết về quy định pháp luật, phát hành nội bộ công ty. Tôi tổ chức mở bán công khai, tổ chức cho khách hàng đi tham quan. Tôi có mua lại của khách hàng, chưa để ai phải mất tiền”, Luyện trình bày.Trả lời chủ tọa về việc đất nông nghiệp có được phân lô bán nền hay không, Nguyễn Thái Luyện khai, toàn bộ số đất nông nghiệp bị cáo mua là đất nông nghiệp quy hoạch đất ở, sau đó bị cáo về tách thửa. Theo Luyện, không chỉ có Alibaba, các công ty nhỏ lẻ khác đều hoạt động như phương thức của bị cáo. Luyện cũng khai, để thực hiện tách thửa đất nông nghiệp, có hai cách, đó là nhờ các mối quan hệ để đi xin và vận dụng vào luật Đất đai để tách thửa. (Ảnh: Zing) Quyền lực cao nhất Alibaba nhưng tài chính do vợ quản: Thừa nhận mình là người có quyền lực cao nhất tại công ty Alibaba, Luyện cho biết, bản thân là người chỉ đạo xuyên suốt mọi hoạt động của 22 công ty con. Những người đại diện pháp luật không được nhận quyền lợi từ các công ty này mà nhận từ Công ty Alibaba. Tiền thu chi từ 22 công ty con đều nộp về Công ty Alibaba. Con dấu của các công ty này do bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) quản lý. Về mặt thu chi, Luyện không trực tiếp quản lý mà giao cho vợ và người quản lý tài chính của công ty. Vợ Nguyễn Thái Luyện cũng phủ nhận cáo trạng: Trả lời thẩm vấn của HĐXX về hành vi rửa tiền, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm, vợ Luyện) cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo tội danh trên là oan sai. Bị cáo Mai khai không chỉ đạo em chồng là Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng rút tiền như cáo trạng truy tố. Mai cho rằng thời điểm đó mọi người tự làm việc của mình, không ai chỉ đạo. "Hôm 18/9/2019, bị cáo có mặt tại công ty nhưng không biết bị khởi tố. Trước đó, bị cáo nhờ Thắng đứng tên trên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng nhưng bị cáo đang cầm cố sổ đó để vay ngân hàng 18 tỷ. Thời điểm đó, Thắng sợ liên quan khoản vay nên đã chuyển lại trả cho bị cáo", Mai trình bày. Bổ nhiệm giám đốc Công ty chi nhánh nhưng chỉ để đứng tên dự án: Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc Công ty Alibaba (em trai Nguyễn Thái Luyện) khai không biết, không nhớ… chức vụ của mình. Theo lời khai của Lĩnh, năm 2016, bị cáo làm ở quán cafe của Luyện, sau đó được anh trai nhờ đứng tên trên giấy phép kinh doanh với chức vụ giám đốc. "Anh Luyện bảo bị cáo ký thì ký chứ bị cáo không đọc, không xem nội dung. Lúc ký có bộ phận pháp lý của công ty nên bị cáo yên tâm ký", Lĩnh khai và cho biết khi bổ nhiệm giám đốc, bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của anh trai và ký. (Ảnh: VTC)Cũng theo lời khai của Lĩnh, về việc ký hợp đồng nhận chuyển nhượng dự án, mỗi khi ký hợp đồng, bị cáo Lĩnh được bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (phụ trách pháp lý của Công ty Alibaba) đưa đi tới các địa phương ký mà không biết dự án ở đâu, bán cho ai. Lĩnh khai không nhớ đã đứng tên bao nhiêu hợp đồng. Bị cáo Lĩnh khai rằng: “Khi bị bắt, tại Cơ quan điều tra, bị cáo đã biết mình vi phạm pháp luật”. (Ảnh: Zing) Phó TGĐ phụ trách pháp lý nhưng không làm gì về pháp lý: Bị cáo Trang Chí Linh khai, tuy là Phó Tổng giám đốc phụ trách pháp lý Công ty Alibaba nhưng không làm gì về pháp lý mà toàn bộ thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện. Lãnh đạo, Giám đốc thuộc Công ty Alibaba chỉ học hết lớp 12: Trước đó, tại phần thẩm tra lý lịch các bị cáo, nhiều người ngạc nhiên khi các lãnh đạo, giám đốc thuộc công ty này chỉ học hết lớp 12, không có bằng đại học hay bằng cấp đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản nhưng vẫn được bổ nhiệm giám đốc, lãnh đạo trực thuộc của Công ty Alibaba.Trong đó, bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh khai chỉ học hết lớp 12 và không học đại học hay đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản. Bị cáo Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1981, Ninh Bình) cho biết, bị cáo chỉ học hết lớp 12 và làm nghề kinh doanh, buôn bán tự do. Năm 2017, Kiên vào làm ở Công ty Alibaba và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty CP Địa ốc Spartaland. Các bị cáo khác như: Nguyễn Thái Lực (em của Luyện, trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba), Trương Thị Hồng Ngọc (sinh năm 1989, ngụ tỉnh Bình Dương, nguyên Giám đốc Công ty Tia Chớp), Bùi Minh Đức (sinh năm 1971, ngụ tỉnh Bình Thuận, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đầu Tư thuộc Công ty Alibaba; Tổng Giám đốc Công ty TLLAND); Nguyễn Huỳnh Tú Trinh - nhân viên pháp lý Công ty Alibaba)… cũng chỉ học đến lớp 12. Vụ án gần 4000 bị hại: Liên quan vụ án trên, cơ quan tố tụng xác định số tiền các bị cáo lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 3.986 bị hại. Do có rất nhiều người mua từ 3 - 4 nền đất tại 58 dự án nên tòa án xác định có tổng cộng 6.699 lượt bị hại, đồng thời số bị hại quá đông nên HĐXX đã phân bố thời gian xét hỏi đối với từng nhóm bị hại trong từng nhóm dự án để bảo vệ quyền lợi cho họ. (Ảnh: NLĐ) Hơn 1 triệu bút lục, kê biên hơn 4,5 triệu m2 đất: Vụ án được cơ quan CSĐT đã khởi tố từ năm 2019, do đó số lượng bút lục đạt kỷ lục nhiều nhất từ trước đến nay là hơn 1 triệu bút lục. Cơ quan điều tra đã thu giữ một lượng lớn tang vật, kê biên 652 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất, với tổng diện tích hơn 4.529.052 m2 cùng 174,46 ha đất nông nghiệp tại dự án Ali Venice ở tỉnh Bình Thuận do chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng và công chứng sang tên chủ sở hữu.Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp. Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.>>> Mời độc giả xem thêm video Bắt đầu xét xử Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền.
Sáng 9/12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba tiếp tục phần xét hỏi. Cùng với Nguyễn Thái Luyện, trong số các bị cáo còn có 2 người em ruột của Luyện là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và vợ Luyện là Võ Thị Thanh Mai.
Nguyễn Thái Luyện phủ nhận cáo buộc: Trả lời HĐXX, Nguyễn Thái Luyện một mực phủ nhận toàn bộ cáo buộc của Viện Kiểm sát. Luyện cho rằng, cáo trạng truy tố bị cáo lừa đảo có 8 điểm không đúng, gây oan sai, “bị cáo không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai. Toàn bộ hoạt động của tôi đều công khai, minh bạch. Tôi đã xuất bản hàng trăm cuốn cẩm nang, phát cho nhân viên, khách hàng. Trong đó có cẩm nang viết về quy định pháp luật, phát hành nội bộ công ty. Tôi tổ chức mở bán công khai, tổ chức cho khách hàng đi tham quan. Tôi có mua lại của khách hàng, chưa để ai phải mất tiền”, Luyện trình bày.
Trả lời chủ tọa về việc đất nông nghiệp có được phân lô bán nền hay không, Nguyễn Thái Luyện khai, toàn bộ số đất nông nghiệp bị cáo mua là đất nông nghiệp quy hoạch đất ở, sau đó bị cáo về tách thửa. Theo Luyện, không chỉ có Alibaba, các công ty nhỏ lẻ khác đều hoạt động như phương thức của bị cáo. Luyện cũng khai, để thực hiện tách thửa đất nông nghiệp, có hai cách, đó là nhờ các mối quan hệ để đi xin và vận dụng vào luật Đất đai để tách thửa. (Ảnh: Zing)
Quyền lực cao nhất Alibaba nhưng tài chính do vợ quản: Thừa nhận mình là người có quyền lực cao nhất tại công ty Alibaba, Luyện cho biết, bản thân là người chỉ đạo xuyên suốt mọi hoạt động của 22 công ty con. Những người đại diện pháp luật không được nhận quyền lợi từ các công ty này mà nhận từ Công ty Alibaba. Tiền thu chi từ 22 công ty con đều nộp về Công ty Alibaba. Con dấu của các công ty này do bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) quản lý. Về mặt thu chi, Luyện không trực tiếp quản lý mà giao cho vợ và người quản lý tài chính của công ty.
Vợ Nguyễn Thái Luyện cũng phủ nhận cáo trạng: Trả lời thẩm vấn của HĐXX về hành vi rửa tiền, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm, vợ Luyện) cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo tội danh trên là oan sai. Bị cáo Mai khai không chỉ đạo em chồng là Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng rút tiền như cáo trạng truy tố. Mai cho rằng thời điểm đó mọi người tự làm việc của mình, không ai chỉ đạo. "Hôm 18/9/2019, bị cáo có mặt tại công ty nhưng không biết bị khởi tố. Trước đó, bị cáo nhờ Thắng đứng tên trên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng nhưng bị cáo đang cầm cố sổ đó để vay ngân hàng 18 tỷ. Thời điểm đó, Thắng sợ liên quan khoản vay nên đã chuyển lại trả cho bị cáo", Mai trình bày.
Bổ nhiệm giám đốc Công ty chi nhánh nhưng chỉ để đứng tên dự án: Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc Công ty Alibaba (em trai Nguyễn Thái Luyện) khai không biết, không nhớ… chức vụ của mình. Theo lời khai của Lĩnh, năm 2016, bị cáo làm ở quán cafe của Luyện, sau đó được anh trai nhờ đứng tên trên giấy phép kinh doanh với chức vụ giám đốc. "Anh Luyện bảo bị cáo ký thì ký chứ bị cáo không đọc, không xem nội dung. Lúc ký có bộ phận pháp lý của công ty nên bị cáo yên tâm ký", Lĩnh khai và cho biết khi bổ nhiệm giám đốc, bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của anh trai và ký. (Ảnh: VTC)
Cũng theo lời khai của Lĩnh, về việc ký hợp đồng nhận chuyển nhượng dự án, mỗi khi ký hợp đồng, bị cáo Lĩnh được bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (phụ trách pháp lý của Công ty Alibaba) đưa đi tới các địa phương ký mà không biết dự án ở đâu, bán cho ai. Lĩnh khai không nhớ đã đứng tên bao nhiêu hợp đồng. Bị cáo Lĩnh khai rằng: “Khi bị bắt, tại Cơ quan điều tra, bị cáo đã biết mình vi phạm pháp luật”. (Ảnh: Zing)
Phó TGĐ phụ trách pháp lý nhưng không làm gì về pháp lý: Bị cáo Trang Chí Linh khai, tuy là Phó Tổng giám đốc phụ trách pháp lý Công ty Alibaba nhưng không làm gì về pháp lý mà toàn bộ thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện.
Lãnh đạo, Giám đốc thuộc Công ty Alibaba chỉ học hết lớp 12: Trước đó, tại phần thẩm tra lý lịch các bị cáo, nhiều người ngạc nhiên khi các lãnh đạo, giám đốc thuộc công ty này chỉ học hết lớp 12, không có bằng đại học hay bằng cấp đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản nhưng vẫn được bổ nhiệm giám đốc, lãnh đạo trực thuộc của Công ty Alibaba.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh khai chỉ học hết lớp 12 và không học đại học hay đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản. Bị cáo Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1981, Ninh Bình) cho biết, bị cáo chỉ học hết lớp 12 và làm nghề kinh doanh, buôn bán tự do. Năm 2017, Kiên vào làm ở Công ty Alibaba và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công ty CP Địa ốc Spartaland. Các bị cáo khác như: Nguyễn Thái Lực (em của Luyện, trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba), Trương Thị Hồng Ngọc (sinh năm 1989, ngụ tỉnh Bình Dương, nguyên Giám đốc Công ty Tia Chớp), Bùi Minh Đức (sinh năm 1971, ngụ tỉnh Bình Thuận, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đầu Tư thuộc Công ty Alibaba; Tổng Giám đốc Công ty TLLAND); Nguyễn Huỳnh Tú Trinh - nhân viên pháp lý Công ty Alibaba)… cũng chỉ học đến lớp 12.
Vụ án gần 4000 bị hại: Liên quan vụ án trên, cơ quan tố tụng xác định số tiền các bị cáo lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 3.986 bị hại. Do có rất nhiều người mua từ 3 - 4 nền đất tại 58 dự án nên tòa án xác định có tổng cộng 6.699 lượt bị hại, đồng thời số bị hại quá đông nên HĐXX đã phân bố thời gian xét hỏi đối với từng nhóm bị hại trong từng nhóm dự án để bảo vệ quyền lợi cho họ. (Ảnh: NLĐ)
Hơn 1 triệu bút lục, kê biên hơn 4,5 triệu m2 đất: Vụ án được cơ quan CSĐT đã khởi tố từ năm 2019, do đó số lượng bút lục đạt kỷ lục nhiều nhất từ trước đến nay là hơn 1 triệu bút lục. Cơ quan điều tra đã thu giữ một lượng lớn tang vật, kê biên 652 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất, với tổng diện tích hơn 4.529.052 m2 cùng 174,46 ha đất nông nghiệp tại dự án Ali Venice ở tỉnh Bình Thuận do chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng và công chứng sang tên chủ sở hữu.
Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp. Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bắt đầu xét xử Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền.