Chỉ còn 1 tháng nữa là đến dịp Tết Nguyên đán 2022, các lò mật làm từ mía thơm ngon nức tiếng ở xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) ngày đêm đỏ lửa vào mùa phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh.Nghề trồng mía ép mật ở Thọ Điền có tuổi đời trên 50 năm và đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Dịp Tết này có nhiều gia đình thu trên 50 triệu đồng nhờ nghề nấu mật này.Theo người dân làm nghề ép mật mía, việc nấu mật thực hiện trong những tháng cuối năm, đặc biệt vào thị trường tiêu thụ dịp Tết. Toàn xã hiện có 100 hộ trồng và ép mật mía.Trước đây người dân dùng sức trâu để ép mía, nhưng nay đã chuyển sang làm bằng máy nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức.Gia đình chị Lê Thị Phương có thâm niên trên 10 năm gắn bó với nghề làm mật mía. Từ tháng 12 (ÂL) sau khi thu hoạch mía xong sẽ xuống giống. Đến 1 năm sau thì thu hoạch mía và nấu mật để phục vụ thị trường. Việc nấu mật cũng vất vả, thức khuya dậy sớm. Đợt này gia đình chị tập trung hết mọi người trong nhà hỗ trợ nấu mật, mỗi ngày nấu thành phẩm gần 2 tạ mật. Dự tính từ giờ đến Tết sẽ nấu được khoảng 15 tạ mật bán ra thị trường.Để có được những giọt mật thơm ngon, người dân phải trải qua nhiều công đoạn: làm sạch mía, ép lấy nước, nấu và chắt lọc mật. Sau khi nước ép mía được làm sạch, loại bỏ các tạp chất, người dân sẽ cho vào những chiếc chảo lớn để nấu.Việc nấu mật được thực hiện 4h đồng hồ. Người nấu phải dùng muỗng đảo liên tục, đều tay để tránh bị cháy phía dưới và tạo độ sánh, mịn. Trong quá trình nấu mật, người dân dùng chiếc vợt có lưới bằng vải màn vớt bọt, tạp chất cho đến khi mật đạt tiêu chuẩn sẽ ngừng đỏ lửa.Người dân cho biết, cứ 1 tấn mía ép tươi sau khi nấu thành phẩm được 1 tạ mật. Mật mía được bán với giá 55.000-60.000đồng/lít, giá cao hơn so với nhiều năm trước.Người nấu mật phải đảo liên tục, đều tay. Khi mật sôi, phải liền tay vớt váng bọt, để tránh mật trào ra ngoài sẽ có màu đen và mất thơm ngon.Khi nước mía chuyển qua sền sệt, có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn tất. Người dân đổ những mẻ mật nấu thành phẩm ra thùng đựng. Mật chủ yếu được bán trong tỉnh, nhu cầu tiêu dùng rất lớn, làm đến đâu bán hết tới đó.
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến dịp Tết Nguyên đán 2022, các lò mật làm từ mía thơm ngon nức tiếng ở xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) ngày đêm đỏ lửa vào mùa phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh.
Nghề trồng mía ép mật ở Thọ Điền có tuổi đời trên 50 năm và đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Dịp Tết này có nhiều gia đình thu trên 50 triệu đồng nhờ nghề nấu mật này.
Theo người dân làm nghề ép mật mía, việc nấu mật thực hiện trong những tháng cuối năm, đặc biệt vào thị trường tiêu thụ dịp Tết. Toàn xã hiện có 100 hộ trồng và ép mật mía.
Trước đây người dân dùng sức trâu để ép mía, nhưng nay đã chuyển sang làm bằng máy nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức.
Gia đình chị Lê Thị Phương có thâm niên trên 10 năm gắn bó với nghề làm mật mía. Từ tháng 12 (ÂL) sau khi thu hoạch mía xong sẽ xuống giống. Đến 1 năm sau thì thu hoạch mía và nấu mật để phục vụ thị trường. Việc nấu mật cũng vất vả, thức khuya dậy sớm. Đợt này gia đình chị tập trung hết mọi người trong nhà hỗ trợ nấu mật, mỗi ngày nấu thành phẩm gần 2 tạ mật. Dự tính từ giờ đến Tết sẽ nấu được khoảng 15 tạ mật bán ra thị trường.
Để có được những giọt mật thơm ngon, người dân phải trải qua nhiều công đoạn: làm sạch mía, ép lấy nước, nấu và chắt lọc mật.
Sau khi nước ép mía được làm sạch, loại bỏ các tạp chất, người dân sẽ cho vào những chiếc chảo lớn để nấu.
Việc nấu mật được thực hiện 4h đồng hồ. Người nấu phải dùng muỗng đảo liên tục, đều tay để tránh bị cháy phía dưới và tạo độ sánh, mịn.
Trong quá trình nấu mật, người dân dùng chiếc vợt có lưới bằng vải màn vớt bọt, tạp chất cho đến khi mật đạt tiêu chuẩn sẽ ngừng đỏ lửa.
Người dân cho biết, cứ 1 tấn mía ép tươi sau khi nấu thành phẩm được 1 tạ mật. Mật mía được bán với giá 55.000-60.000đồng/lít, giá cao hơn so với nhiều năm trước.
Người nấu mật phải đảo liên tục, đều tay. Khi mật sôi, phải liền tay vớt váng bọt, để tránh mật trào ra ngoài sẽ có màu đen và mất thơm ngon.
Khi nước mía chuyển qua sền sệt, có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn tất. Người dân đổ những mẻ mật nấu thành phẩm ra thùng đựng. Mật chủ yếu được bán trong tỉnh, nhu cầu tiêu dùng rất lớn, làm đến đâu bán hết tới đó.