Mới đây, vụ việc bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, Quảng Bình) nghi bị bắt cóc ở khu vực gần nhà đã khiến dư luận xôn xao. Gia đình em đã báo với công an địa phương, đồng thời cũng tích cực tìm kiếm em và đưa các thông tin, hình ảnh của em lên mạng để mong tìm kiếm được Nghĩa. Ảnh cậu bé Nghĩa trước khi mất tích.Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, ngày 8/7, thi thể của Nghĩa được người dân và gia đình phát hiện tại khu vực hồ nước gần bãi cát hoang, cách nhà khoảng 2km. Ảnh khu vực tìm thấy thi thể của cậu bé xấu số. Ảnh: Infonet.Một vị lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình khẳng định, bé Nghĩa bị sát hại là chắc chắn. Hiện nay, đang tập trung điều tra, xác định nguyên nhân việc hung thủ sát hại nạn nhân - báo Infonet ghi. Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Vụ bé Nghĩa bị bắt và sát hại dã man khiến dư luận bàng hoàng, thương cảm. Có luồng dư luận cho rằng, bé bị giết do hung thủ bị dồn ép tâm lý khi thấy thông tin vụ việc đồn ầm ĩ trên mạng. Ảnh: Người lao động.Tuy nhiên, đây chỉ là những đồn đoán nguyên nhân của vụ sát hại bé Nghĩa. Mọi thông tin cần chờ các lực lượng chức năng điều tra, công bố. Đây không phải lần đầu các vụ việc bắt cóc trẻ em gây xôn xao dư luận, bởi thủ đoạn của những "mẹ mìn" ngày càng tinh vi và táo tợn. Không ít trong số đó có những vụ việc mà nạn nhân bị bắt cóc bị sát hại. Ảnh: Người lao động.Những điều này đặt ra vấn đề gia đình sẽ phản ứng, cần có hành động như thế nào nếu người thân gặp tình huống tương tự. Dưới đây là một số gợi ý về cách ứng phó, tăng thêm cơ hội tìm được trẻ bị bắt cóc. Ảnh minh họa.Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân) khuyên: "Khi những vụ án bắt cóc trẻ em xảy ra, mục đích cao nhất của đối tượng bắt cóc là kiếm tiền. Chúng sẽ tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội, đe dọa, liên tục thay đổi địa điểm, nơi hẹn để người nhà nạn nhân rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng loạn tột độ mà làm theo yêu cầu của chúng".Trong trường hợp này, gia đình nên bình tĩnh. Về mặt hình thức thì hợp tác với bọn bắt cóc để đảm bảo an toàn cho con tin. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không phải cứ đáp ứng tất cả yêu cầu là nạn nhân được thả, vì có trường hợp khi đối tượng lấy được tiền rồi sẽ sát hại con tin vì sợ bị lộ. Gia đình nên tìm mọi cách hợp tác, kéo dài thời gian để tìm hiểu về đối tượng, tìm hiểu thêm thông tin về nạn nhân.Gia đình cần nhanh chóng báo cho công an điều tra. Việc báo tin cần được làm bí mật. "Việc báo tin nếu chậm giờ nào thì nguy hiểm cho con tin giờ đó" - PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn khuyên.Bố mẹ cần cung cấp ảnh cũng như những thông tin về thời gian, địa điểm xảy ra vụ án và trang phục bé mặc khi bị bắt cóc. Sau khi con bị bắt cóc, bố mẹ phải hết sức bình tĩnh để có thể nhớ lại những chi tiết và điều khả nghi nhằm hỗ trợ thêm cho cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra con.Đặc điểm nhận dạng đứa trẻ bị bắt cóc càng được gia đình đưa ra sớm sẽ càng tốt để những người xung quanh có thể nhận ra trẻ, báo tin cho gia đình hoặc công an.Trong một vài tình huống xảy ra tức thì, thì việc hành động nhanh, tìm mọi cách để giữ được đứa trẻ hoặc đuổi theo kẻ bắt cóc cũng sẽ có thể giúp ngăn chặn kẻ xấu bắt cóc trẻ em. Ảnh minh họa.Nhờ đến sức mạnh của mạng xã hội cũng là một cách mà gia đình có người thân bị bắt cóc có thể sử dụng. Các hình ảnh của trẻ, đặc điểm nhận dạng, thông tin liên lạc cho gia đình phải chính xác.Mang theo ảnh của đứa trẻ bên mình để khi cần nhờ sự giúp đỡ sẽ có thể giúp đối phương nhận diện trẻ dễ hơn thông qua mô tả.Ngoài ra, để tránh trường hợp con bị bắt cóc, gia đình không nên lơ là, mất cảnh giác và nên dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với kẻ xấu.
Mới đây, vụ việc bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, Quảng Bình) nghi bị bắt cóc ở khu vực gần nhà đã khiến dư luận xôn xao. Gia đình em đã báo với công an địa phương, đồng thời cũng tích cực tìm kiếm em và đưa các thông tin, hình ảnh của em lên mạng để mong tìm kiếm được Nghĩa. Ảnh cậu bé Nghĩa trước khi mất tích.
Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, ngày 8/7, thi thể của Nghĩa được người dân và gia đình phát hiện tại khu vực hồ nước gần bãi cát hoang, cách nhà khoảng 2km. Ảnh khu vực tìm thấy thi thể của cậu bé xấu số. Ảnh: Infonet.
Một vị lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình khẳng định, bé Nghĩa bị sát hại là chắc chắn. Hiện nay, đang tập trung điều tra, xác định nguyên nhân việc hung thủ sát hại nạn nhân - báo Infonet ghi. Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Vụ bé Nghĩa bị bắt và sát hại dã man khiến dư luận bàng hoàng, thương cảm. Có luồng dư luận cho rằng, bé bị giết do hung thủ bị dồn ép tâm lý khi thấy thông tin vụ việc đồn ầm ĩ trên mạng. Ảnh: Người lao động.
Tuy nhiên, đây chỉ là những đồn đoán nguyên nhân của vụ sát hại bé Nghĩa. Mọi thông tin cần chờ các lực lượng chức năng điều tra, công bố. Đây không phải lần đầu các vụ việc bắt cóc trẻ em gây xôn xao dư luận, bởi thủ đoạn của những "mẹ mìn" ngày càng tinh vi và táo tợn. Không ít trong số đó có những vụ việc mà nạn nhân bị bắt cóc bị sát hại. Ảnh: Người lao động.
Những điều này đặt ra vấn đề gia đình sẽ phản ứng, cần có hành động như thế nào nếu người thân gặp tình huống tương tự. Dưới đây là một số gợi ý về cách ứng phó, tăng thêm cơ hội tìm được trẻ bị bắt cóc. Ảnh minh họa.
Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân) khuyên: "Khi những vụ án bắt cóc trẻ em xảy ra, mục đích cao nhất của đối tượng bắt cóc là kiếm tiền. Chúng sẽ tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội, đe dọa, liên tục thay đổi địa điểm, nơi hẹn để người nhà nạn nhân rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng loạn tột độ mà làm theo yêu cầu của chúng".
Trong trường hợp này, gia đình nên bình tĩnh. Về mặt hình thức thì hợp tác với bọn bắt cóc để đảm bảo an toàn cho con tin. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không phải cứ đáp ứng tất cả yêu cầu là nạn nhân được thả, vì có trường hợp khi đối tượng lấy được tiền rồi sẽ sát hại con tin vì sợ bị lộ. Gia đình nên tìm mọi cách hợp tác, kéo dài thời gian để tìm hiểu về đối tượng, tìm hiểu thêm thông tin về nạn nhân.
Gia đình cần nhanh chóng báo cho công an điều tra. Việc báo tin cần được làm bí mật. "Việc báo tin nếu chậm giờ nào thì nguy hiểm cho con tin giờ đó" - PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn khuyên.
Bố mẹ cần cung cấp ảnh cũng như những thông tin về thời gian, địa điểm xảy ra vụ án và trang phục bé mặc khi bị bắt cóc. Sau khi con bị bắt cóc, bố mẹ phải hết sức bình tĩnh để có thể nhớ lại những chi tiết và điều khả nghi nhằm hỗ trợ thêm cho cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra con.
Đặc điểm nhận dạng đứa trẻ bị bắt cóc càng được gia đình đưa ra sớm sẽ càng tốt để những người xung quanh có thể nhận ra trẻ, báo tin cho gia đình hoặc công an.
Trong một vài tình huống xảy ra tức thì, thì việc hành động nhanh, tìm mọi cách để giữ được đứa trẻ hoặc đuổi theo kẻ bắt cóc cũng sẽ có thể giúp ngăn chặn kẻ xấu bắt cóc trẻ em. Ảnh minh họa.
Nhờ đến sức mạnh của mạng xã hội cũng là một cách mà gia đình có người thân bị bắt cóc có thể sử dụng. Các hình ảnh của trẻ, đặc điểm nhận dạng, thông tin liên lạc cho gia đình phải chính xác.
Mang theo ảnh của đứa trẻ bên mình để khi cần nhờ sự giúp đỡ sẽ có thể giúp đối phương nhận diện trẻ dễ hơn thông qua mô tả.
Ngoài ra, để tránh trường hợp con bị bắt cóc, gia đình không nên lơ là, mất cảnh giác và nên dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với kẻ xấu.