Những ngày qua, thông tin bé Trần Trung Nghĩa (SN 2011, trú thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị mất tích khiến dư luận xôn xao. Gia đình chị Dương Thị Thảo đã trình báo với Công an thị xã Ba Đồn về vụ mất tích bí ẩn của cháu Nghĩa. Đồng thời, cộng đồng mạng cũng tích cực chia sẻ hình ảnh và thông tin của bé Nghĩa, mong tìm được bé an toàn trở về với gia đình. Ảnh: Gia đình cung cấp.Trong diễn biến mới nhất, tối 5/7, trên Facebook lan truyền hình ảnh về một cậu bé có nhiều nét tương đồng với bé Trần Trung Nghĩa, xuất hiện cùng hai người (1 nam - 1 nữ) ở khu vực được cho là ngã tư Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Gia đình bé lập tức đăng tải thông tin lên mạng, nhờ tìm kiếm xác minh thông tin và nhờ đến lực lượng công an. Mới nhất, gia đình xác định cháu bé xuất hiện ở Hà Nội không phải Nghĩa. Hiện chưa có thông tin về tung tích bé Nghĩa. Ảnh: Gia đình cung cấp.Thời gian gần đây, không ít vụ bắt cóc trẻ em gây xôn xao dư luận. Cháu bé là Nguyễn Minh Châu, sống tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội đang chơi ngoài ngõ thì mất tích khiến gia đình vô cùng lo lắng, tìm mọi cách tìm kiếm. Nhiều người và đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ đều cần rất cảnh giác với những thủ đoạn bắt cóc trẻ em ngày càng tinh vi của kẻ gian. Ảnh: Gia đình cung cấp.Hầu hết các vụ bắt cóc trẻ em đều diễn ra rất nhanh và lựa chọn thời điểm trẻ chỉ có 1 mình, không có người thân bên cạnh. Ngoài ra, khu vực trẻ chơi hoặc nhà của nạn nhân ở khu vực hẻo lánh, ít dân cư. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần cẩn trọng, theo dõi sát xao, không để trẻ 1 mình. Ảnh minh họa.Kẻ bắt cóc có thể tìm cách tiếp cận trẻ bằng những món đồ chơi, kẹo... thu hút trẻ chú ý và đưa đến địa điểm vắng để bắt cóc. Một số khác manh động hơn, chúng có thể bế trẻ và dùng phương tiện để bỏ trốn rất nhanh. Ảnh minh họa.Một thủ đoạn khác được những kẻ bắt cóc sử dụng đó là dàn cảnh va chạm giao thông hoặc gây hỗn loạn, thừa cơ hội người thân của trẻ không để ý để bắt trẻ. Ảnh minh họa.Trong quá trình bắt cóc để tránh tình trạng trẻ khóc lóc kêu gào các đối tượng này có thể sử dụng thuốc mê để làm trẻ bất tỉnh để dễ bề bắt cóc và mang trẻ đi. Ảnh minh họa.Không chỉ bắt cóc trẻ nhỏ, mà trẻ sơ sinh những đối tượng này cũng không hề buông tha. Một số đối tượng đã lẻn vào các bệnh viện để bắt cóc trẻ sơ sinh bằng những thủ đoạn vô cùng tinh vi như giả làm nhân viên y tế, giả làm người thân vào bệnh viện. Ảnh minh họa.Do đó, gia đình có trẻ cần cẩn trọng, kiểm tra các thông tin cá nhân (biển tên, chức danh...) của người bế trẻ hoặc khi cần đưa trẻ đi khám, xét nghiệm thì gia đình sẽ bế bé đi cùng nhân viên y tế.Ngoài ra, các đối tượng bắt cóc còn đóng giả người quen thân để đón trẻ tại trường học. Nên cách tốt nhất trong trường hợp này cha mẹ ngoài việc căn dặn kỹ lưỡng con không theo người lạ, dặn trẻ ở trong trường hoặc phòng bảo vệ khi bố mẹ chưa đến đón.Một thủ đoạn khác đó là bám theo xe có trẻ em, chờ thời cơ bố mẹ lơ là sẽ ra tay. Ảnh minh họa.Nếu như cảm thấy có người đeo bám thì nhanh chóng chọn lựa nơi an toàn để tránh. Đặc biệt không nên nhờ người lạ trông hộ con hay đưa con đến những nơi đông người. Ảnh minh họa.Bên cạnh đó, có trường hợp giúp việc hay bảo mẫu bắt cóc trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin, tránh để gặp trường hợp bị chính người giúp việc, người trông trẻ bắt cóc con em. Ảnh minh họa.
Những ngày qua, thông tin bé Trần Trung Nghĩa (SN 2011, trú thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị mất tích khiến dư luận xôn xao. Gia đình chị Dương Thị Thảo đã trình báo với Công an thị xã Ba Đồn về vụ mất tích bí ẩn của cháu Nghĩa. Đồng thời, cộng đồng mạng cũng tích cực chia sẻ hình ảnh và thông tin của bé Nghĩa, mong tìm được bé an toàn trở về với gia đình. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Trong diễn biến mới nhất, tối 5/7, trên Facebook lan truyền hình ảnh về một cậu bé có nhiều nét tương đồng với bé Trần Trung Nghĩa, xuất hiện cùng hai người (1 nam - 1 nữ) ở khu vực được cho là ngã tư Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Gia đình bé lập tức đăng tải thông tin lên mạng, nhờ tìm kiếm xác minh thông tin và nhờ đến lực lượng công an. Mới nhất, gia đình xác định cháu bé xuất hiện ở Hà Nội không phải Nghĩa. Hiện chưa có thông tin về tung tích bé Nghĩa. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Thời gian gần đây, không ít vụ bắt cóc trẻ em gây xôn xao dư luận. Cháu bé là Nguyễn Minh Châu, sống tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội đang chơi ngoài ngõ thì mất tích khiến gia đình vô cùng lo lắng, tìm mọi cách tìm kiếm. Nhiều người và đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ đều cần rất cảnh giác với những thủ đoạn bắt cóc trẻ em ngày càng tinh vi của kẻ gian. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Hầu hết các vụ bắt cóc trẻ em đều diễn ra rất nhanh và lựa chọn thời điểm trẻ chỉ có 1 mình, không có người thân bên cạnh. Ngoài ra, khu vực trẻ chơi hoặc nhà của nạn nhân ở khu vực hẻo lánh, ít dân cư. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần cẩn trọng, theo dõi sát xao, không để trẻ 1 mình. Ảnh minh họa.
Kẻ bắt cóc có thể tìm cách tiếp cận trẻ bằng những món đồ chơi, kẹo... thu hút trẻ chú ý và đưa đến địa điểm vắng để bắt cóc. Một số khác manh động hơn, chúng có thể bế trẻ và dùng phương tiện để bỏ trốn rất nhanh. Ảnh minh họa.
Một thủ đoạn khác được những kẻ bắt cóc sử dụng đó là dàn cảnh va chạm giao thông hoặc gây hỗn loạn, thừa cơ hội người thân của trẻ không để ý để bắt trẻ. Ảnh minh họa.
Trong quá trình bắt cóc để tránh tình trạng trẻ khóc lóc kêu gào các đối tượng này có thể sử dụng thuốc mê để làm trẻ bất tỉnh để dễ bề bắt cóc và mang trẻ đi. Ảnh minh họa.
Không chỉ bắt cóc trẻ nhỏ, mà trẻ sơ sinh những đối tượng này cũng không hề buông tha. Một số đối tượng đã lẻn vào các bệnh viện để bắt cóc trẻ sơ sinh bằng những thủ đoạn vô cùng tinh vi như giả làm nhân viên y tế, giả làm người thân vào bệnh viện. Ảnh minh họa.
Do đó, gia đình có trẻ cần cẩn trọng, kiểm tra các thông tin cá nhân (biển tên, chức danh...) của người bế trẻ hoặc khi cần đưa trẻ đi khám, xét nghiệm thì gia đình sẽ bế bé đi cùng nhân viên y tế.
Ngoài ra, các đối tượng bắt cóc còn đóng giả người quen thân để đón trẻ tại trường học. Nên cách tốt nhất trong trường hợp này cha mẹ ngoài việc căn dặn kỹ lưỡng con không theo người lạ, dặn trẻ ở trong trường hoặc phòng bảo vệ khi bố mẹ chưa đến đón.
Một thủ đoạn khác đó là bám theo xe có trẻ em, chờ thời cơ bố mẹ lơ là sẽ ra tay. Ảnh minh họa.
Nếu như cảm thấy có người đeo bám thì nhanh chóng chọn lựa nơi an toàn để tránh. Đặc biệt không nên nhờ người lạ trông hộ con hay đưa con đến những nơi đông người. Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, có trường hợp giúp việc hay bảo mẫu bắt cóc trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin, tránh để gặp trường hợp bị chính người giúp việc, người trông trẻ bắt cóc con em. Ảnh minh họa.