Theo Luật Bảo vệ Môi trường, chậm nhất ngày 31/12/2024 phải áp dụng phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Hộ gia đình không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Chung cư, tòa nhà văn phòng không phân loại rác có thể bị phạt đến 250 triệu đồng.
|
TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. |
TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, yêu cầu chính của phân loại rác tại nguồn hiện nay là vấn đề tư duy, cũng như cách quản lý rác. Kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phân loại rác tại nguồn cũng vậy, đó là đổ rác, phân loại rác phải quy định bắt buộc, theo giờ nhất định.
"Các nước tiên tiến xây dựng khu, điểm tập kết rác rất sạch sẽ, lắp camera và có người đứng đó để giám sát. Phân loại theo màu sắc túi cũng dễ dàng kiểm soát hơn, nhưng vẫn phải có những cách kiểm tra đột xuất", TS Tùng nói.
Ông cho biết thêm, thay đổi thói quen, nâng cao ý thức của người dân là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Bởi lẽ, phân loại rác không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm áp lực diện tích chôn lấp, mà còn tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hướng tới cuộc sống xanh, bền vững.
Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm của người dân trong phân loại rác, TS Hoàng Dương Tùng cũng cho rằng, đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý rác cũng cần quan tâm. Đơn vị thu gom rác phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, trang bị máy móc để đáp ứng yêu cầu đặt ra mới được thu gom, vận chuyển.
>>> Mời độc giả xem thêm video Sốc với hình ảnh rác thải chất đống tại "kinh đô ánh sáng" Paris: