Liên quan vụ việc, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) – Công an Thành phố Hải Phòng vừa thực hiện bắt giữ đối tượng Đỗ Minh Trí (SN 1980, trú tại khu Trà Khê 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) để điều tra về hành vi trộm hài cốt tại nghĩa trang phường Anh Dũng đòi tiền chuộc với số tiền lên đến 2,5 tỷ đồng.
Dư luận đặt câu hỏi, với hành vi phạm tội như trên, đối tượng Đỗ Minh Trí sẽ phạm những tội gì? Xử lý theo quy định nào của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp cho biết, với những hành vi phạm tội như trên, đối tượng Đỗ Minh Trí có dấu hiệu phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi gây ra.
|
Đối tượng Đỗ Minh Trí tại cơ quan điều tra. |
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết, Căn cứ Điều 246 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:“Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
“Đối tượng có hành vi đào phá mồ mả, xâm phạm thi thể hài cốt mộ liệt sĩ, - Khung hình phạt cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.- Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ một năm đến năm năm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả đều thuộc nhóm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho hay: “Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.” (Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015). Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế. Những loại thiệt hại này có thể tính toán thành một số tiền nhất định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra…”
|
Luật sư Nguyễn Hồng Thái. |
Bên cạnh đó, theo Luật sư Thái đối tượng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Căn cứ Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:
Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
“Như vậy, đối tượng còn phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản thì còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm mồ mả không những đã gây thiệt hại về phần tài sản như xác định trên đây mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả đó. Đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm”, Luật sư Thái cho biết.
Ngoài ra theo Luật sư Nguyễn Hồng Thái, việc đối tượng đòi 2,5 tỷ đã phạm khoản a, điều 135 về Tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;