Cầu Long Biên (Hà Nội) bắc qua sông Hồng được khởi công năm 1899, do Pháp kế và khánh thành năm 1902. Đến nay, cây cầu đã tròn 120 năm tuổi.Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỷ đồng, tuy nhiên do tuổi đời lớn nên không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian.Biển cảnh báo với dòng chữ "Cầu Long Biên yếu" đã được treo tại đầu lối lên phía khu vực quận Hoàn Kiếm.Nhiều vị trí trên bề mặt cầu xuất hiện các lỗ hổng to, vết nứt dài thấy rõ được nước dưới lòng sông Hồng.Các khung thép, cấu trúc của cây cầu hoen gỉ theo thời gian.Tương tự là hệ thống lan can, thành cầuCầu Long Biên có 8 trụ chống va đập để bảo vệ cầu khỏi tình trạng bị tàu, thuyền đâm va thì nay có một trụ mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn nhưng vẫn chưa được xây mới.Nhiều miếng bê tông ở vị trí dành cho người đi bộ hai bên thành cầu Long Biên bị mục vỡ lộ cả khung thép bên trong và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.Nhìn từ trên cao, hàng chục tấm đan nằm ở cả hai bên đường đều đã bị nứt vỡ khiến mặt đường không bằng phẳng.Một số vị trí mặt cầu Long Biên bị nứt vỡ gây nguy hiểm cho người đi đường được đơn vị quản lý cầu che chắn tạm thời bằng tấm thép lớn.Những năm 1980 và trước đó cầu Long Biên chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày. Đây cũng là một trong những lý do khiến cầu xuống cấp nhanh.Bên cạnh đó, mỗi ngày vẫn có hàng chục lượt tàu hỏa qua lại cầu. Đây là tuyến đường ngắn nhất kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với đường sắt quốc gia đi xuyên tâm nội đô Hà Nội.Cũng giống như làn đường dành cho người đi xe máy, đường ray tàu hỏa trên cầu Long Biên đang xuống cấp nghiêm trọng, một số thanh tà vẹt gỗ không còn nguyên vẹn.Trước đó ngày 28/5, mặt cầu xuất hiện một lỗ thủng lớn gây nguy hiểm cho người đi đường, đơn vị quản lý cầu đã thay thế tấm bê tông ở vị trí thủng.Theo ông Nguyễn Quốc Vượng, Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Hải Hà (đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên), bước đầu cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân sự cố là kết cấu cầu Long Biên lâu ngày đã xuống cấp, việc sữa chữa, bảo dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, những ngày qua mưa lớn khiến tình trạng xuống cấp kết cấu cầu thêm phần nghiêm trọng.Video: Người dân né 'miếng vá' trên cầu Long Biên. (Nguồn: Zingnews).
Cầu Long Biên (Hà Nội) bắc qua sông Hồng được khởi công năm 1899, do Pháp kế và khánh thành năm 1902. Đến nay, cây cầu đã tròn 120 năm tuổi.
Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỷ đồng, tuy nhiên do tuổi đời lớn nên không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian.
Biển cảnh báo với dòng chữ "Cầu Long Biên yếu" đã được treo tại đầu lối lên phía khu vực quận Hoàn Kiếm.
Nhiều vị trí trên bề mặt cầu xuất hiện các lỗ hổng to, vết nứt dài thấy rõ được nước dưới lòng sông Hồng.
Các khung thép, cấu trúc của cây cầu hoen gỉ theo thời gian.
Tương tự là hệ thống lan can, thành cầu
Cầu Long Biên có 8 trụ chống va đập để bảo vệ cầu khỏi tình trạng bị tàu, thuyền đâm va thì nay có một trụ mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn nhưng vẫn chưa được xây mới.
Nhiều miếng bê tông ở vị trí dành cho người đi bộ hai bên thành cầu Long Biên bị mục vỡ lộ cả khung thép bên trong và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Nhìn từ trên cao, hàng chục tấm đan nằm ở cả hai bên đường đều đã bị nứt vỡ khiến mặt đường không bằng phẳng.
Một số vị trí mặt cầu Long Biên bị nứt vỡ gây nguy hiểm cho người đi đường được đơn vị quản lý cầu che chắn tạm thời bằng tấm thép lớn.
Những năm 1980 và trước đó cầu Long Biên chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày. Đây cũng là một trong những lý do khiến cầu xuống cấp nhanh.
Bên cạnh đó, mỗi ngày vẫn có hàng chục lượt tàu hỏa qua lại cầu. Đây là tuyến đường ngắn nhất kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với đường sắt quốc gia đi xuyên tâm nội đô Hà Nội.
Cũng giống như làn đường dành cho người đi xe máy, đường ray tàu hỏa trên cầu Long Biên đang xuống cấp nghiêm trọng, một số thanh tà vẹt gỗ không còn nguyên vẹn.
Trước đó ngày 28/5, mặt cầu xuất hiện một lỗ thủng lớn gây nguy hiểm cho người đi đường, đơn vị quản lý cầu đã thay thế tấm bê tông ở vị trí thủng.
Theo ông Nguyễn Quốc Vượng, Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Hải Hà (đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên), bước đầu cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân sự cố là kết cấu cầu Long Biên lâu ngày đã xuống cấp, việc sữa chữa, bảo dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, những ngày qua mưa lớn khiến tình trạng xuống cấp kết cấu cầu thêm phần nghiêm trọng.
Video: Người dân né 'miếng vá' trên cầu Long Biên. (Nguồn: Zingnews).