Cuối tháng 5/2020, 34 cây gỗ sưa đỏ quý hiếm được cắt tỉa theo kế hoạch rồi trồng lùi vào trong để thực hiện dự án cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy – Hà Nội). Để bảo vệ hàng cây này, chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị thi công đã xây dựng hệ thống rào chắn kiên cố xung quanh gốc cây và cài đặt hơn 40 camera đề phòng trộm cắp. Tuy nhiên theo ghi nhận, hiện nay 3 trong số 34 cây sưa đỏ đã có dấu hiệu khô héo, cạn kiệt sức sống, một số cây khác bắt đầu héo úa, rụng lá. Có cây chỉ còn lại phần thân trơ trọi, một số cành đã bắt đầu bong tróc lớp vỏ khô. Hiện nay, một số cây có biểu hiện khô héo đã được gắn một túi truyền dinh dưỡng lớn có dây truyền cắm thẳng vào thân cây.Trước đó, để phục vụ, thực hiện dự án cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã dịch chuyển hàng cây sưa đỏ lùi vào trong so với vị trí ban đầu.Để bảo vệ khỏi việc mất trộm, hàng cây "đắt hơn vàng" này được bao bọc bởi hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến ngang thân theo hình dáng của từng cây một. Bên cạnh đó, nhiều camera được lắp đặt để có thể quan sát, bảo vệ ngày đêm.Sau khi thực hiện việc di dời, thì đến nay hàng sưa đỏ trên đường Nguyễn Văn Huyên có nhiều cây bị khô héo trong lồng sắt. Các cây sưa đỏ này đang dần mất đi sự sống, nhiều cây được treo một túi dung dịch bơm truyền trực tiếp vào thân cây. Một lãnh đạo thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, ngay sau khi được di rời lực lượng chức năng tiến hành đóng cọc chống và đặt lồng sắt bảo vệ các cây. Số cây này được đơn vị nhà thầu bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ 1 tuần/lần. Người dân gần khu vực này cho biết, thời gian đầu khi truyền dịch cây có biểu hiện sinh trưởng tốt, cành lá xanh. Nhưng thời gian trở lại đây, những cây khô cành lá rụng lìa khỏi cành chỉ còn lại thân gỗ. Nguyên nhân tình trạng này được cho là chịu ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng cao điểm giữa tháng 6, khi cây vừa chuyển tới vị trí mới không đủ sức chống chọi. Sưa đỏ được coi là một loại cây gỗ quý hiếm, phần giá trị nhất của sưa đỏ là phần lõi gỗ trong của cây, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nên giá thành tương đối đắt đỏ. Tùy loại tuổi cây non hay già có các mức giá khác nhau, có loại lên tới vài chục tỷ/cây.Do vậy, trong trường hợp cây chết sẽ thành lập tổ liên ngành gồm: Công an, Kiểm lâm, UBND phường Nghĩa Đô, ban quản lý dự án đến kiểm định và bán cây theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm video: Mặc "áo giáp sắt", lắp "mắt thần" bảo vệ cây sưa đỏ. Nguồn: VTC 14.
Cuối tháng 5/2020, 34 cây gỗ sưa đỏ quý hiếm được cắt tỉa theo kế hoạch rồi trồng lùi vào trong để thực hiện dự án cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy – Hà Nội).
Để bảo vệ hàng cây này, chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị thi công đã xây dựng hệ thống rào chắn kiên cố xung quanh gốc cây và cài đặt hơn 40 camera đề phòng trộm cắp.
Tuy nhiên theo ghi nhận, hiện nay 3 trong số 34 cây sưa đỏ đã có dấu hiệu khô héo, cạn kiệt sức sống, một số cây khác bắt đầu héo úa, rụng lá. Có cây chỉ còn lại phần thân trơ trọi, một số cành đã bắt đầu bong tróc lớp vỏ khô.
Hiện nay, một số cây có biểu hiện khô héo đã được gắn một túi truyền dinh dưỡng lớn có dây truyền cắm thẳng vào thân cây.
Trước đó, để phục vụ, thực hiện dự án cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã dịch chuyển hàng cây sưa đỏ lùi vào trong so với vị trí ban đầu.
Để bảo vệ khỏi việc mất trộm, hàng cây "đắt hơn vàng" này được bao bọc bởi hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến ngang thân theo hình dáng của từng cây một. Bên cạnh đó, nhiều camera được lắp đặt để có thể quan sát, bảo vệ ngày đêm.
Sau khi thực hiện việc di dời, thì đến nay hàng sưa đỏ trên đường Nguyễn Văn Huyên có nhiều cây bị khô héo trong lồng sắt. Các cây sưa đỏ này đang dần mất đi sự sống, nhiều cây được treo một túi dung dịch bơm truyền trực tiếp vào thân cây.
Một lãnh đạo thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, ngay sau khi được di rời lực lượng chức năng tiến hành đóng cọc chống và đặt lồng sắt bảo vệ các cây. Số cây này được đơn vị nhà thầu bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ 1 tuần/lần.
Người dân gần khu vực này cho biết, thời gian đầu khi truyền dịch cây có biểu hiện sinh trưởng tốt, cành lá xanh. Nhưng thời gian trở lại đây, những cây khô cành lá rụng lìa khỏi cành chỉ còn lại thân gỗ.
Nguyên nhân tình trạng này được cho là chịu ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng cao điểm giữa tháng 6, khi cây vừa chuyển tới vị trí mới không đủ sức chống chọi.
Sưa đỏ được coi là một loại cây gỗ quý hiếm, phần giá trị nhất của sưa đỏ là phần lõi gỗ trong của cây, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nên giá thành tương đối đắt đỏ. Tùy loại tuổi cây non hay già có các mức giá khác nhau, có loại lên tới vài chục tỷ/cây.
Do vậy, trong trường hợp cây chết sẽ thành lập tổ liên ngành gồm: Công an, Kiểm lâm, UBND phường Nghĩa Đô, ban quản lý dự án đến kiểm định và bán cây theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm video: Mặc "áo giáp sắt", lắp "mắt thần" bảo vệ cây sưa đỏ. Nguồn: VTC 14.