Hàng nghìn người dự lễ hội đền Bia, tưởng nhớ vị “Thánh thuốc Nam” Tuệ Tĩnh

Google News

(Kiến Thức) - Lễ hội truyền thống đền Bia được tổ chức sáng 5/5 đã thu hút hàng nghìn người về dự, dân hương tưởng nhớ vị “Thánh thuốc Nam” - Đại Danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Hàng nghìn người về dự lễ hội, dâng hương Đại Danh y Tuệ Tĩnh
Sáng ngày 5/5 (ngày 1/4 năm Kỷ Hợi), Lễ hội truyền thống đền Bia dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh đã được tổ chức trang trọng tại di tích Đền Bia (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Tham dự lễ hội có đại diện Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, hội Nam y Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, lãnh đạo các Bệnh viện, trường đại học y và đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội truyền thống đền Bia 2019 được tổ chức với nhiều điểm mới, tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội và di tích quốc gia đặc biệt đền Bia. Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội như nghi lễ tế và dâng hương được tổ chức trang trọng, lễ chữ dâng Thánh "Nam Dược Thánh nhân" được đổi mới với màn rước chữ dâng Thánh.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh
 Nghi lễ tế Đức Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Theo truyền thống, đoàn rước gồm 2 người rước bát bửu đi trước, tiếp theo là 1 người rước trống chầu, sau đó là 4 người rước 4 chữ "Nam", "Dược", "Thánh", "Nhân", cuối cùng là 36 người thuộc Đội Lễ chữ Mậu Tài dần tiến vào sân khấu để thực hiện lễ chữ.
Phần hội cũng diễn ra nhiều hoạt động như chương trình văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn như hát quan họ, giao lưu bóng chuyền, bịt mắt đập niêu đất, câu cá trong chai, kéo co…
Ngoài ra tại lễ hội, Ban Tổ chức đã tổ chức kê đơn bắt mạch, tư vấn sức khỏe và phát tặng hàng nghìn gói thuốc nam cho đại biểu và du khách về dự hội.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-2
 Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Đại danh y Tuệ Tĩnh.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-3
 Và dâng hương trong đền Bia.
Tại lễ khai hội, các đại biểu đại diện bộ, ngành trung ương, tỉnh Hải Dương và hàng nghìn du khách thập phương đã thành kính dâng hương, tưởng nhớ tới công đức của Đại danh y Tuệ Tĩnh.
“Thánh thuốc nam” không ra làm quan, nghiên cứu thuốc nam cứu người
Đọc diễn văn lễ hội đền Bia, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng cho biết, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh được tôn vinh là vị thánh thuốc Nam, người mở đầu và có những đóng góp to lớn cho nền y dược nước nhà. Tên tuổi của ông không chỉ được lưu truyền trong nước mà còn ở cả Trung Quốc.
Đại danh y Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh), sinh năm 1330, tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Lên 6 tuổi, ông đã mồ côi cha mẹ và được vị sư trụ trì Nghiêm Quang tự (chùa Giám) đón về nuôi dạy và từ đó, chốn thiên môn trở thành nơi nương tựa của ông.
Năm 1351 khi tròn 22 tuổi, ông đỗ Thái học sinh nhưng không nhận phong chức và không ra làm quan.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-4
 Vườn cây thuốc Nam tại đền Bia.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-5
 Các nhóm cây thuốc chữa bệnh gồm: viên gan, sốt xuất huyết, mụn nhọt, cảm sốt, chữa ho…
Ở chốn cửa thiền, ngày ngày chứng kiến dịch bệnh, ốm đau hành hạ, cướp đi mạng sống bao người, ông đã quên ăn quên ngủ, nghiên cứu sách thuốc với mong muốn “chuyển họa vi phúc”, trị được bệnh cứu những người bệnh nghèo. Ông đã nghiên cứu cỏ cây, hoa lá để bào chế thành dược liệu và chủ động trồng thuốc, thu thập những phương thuốc quý lưu truyền trong dân gian; lập y xá ngay tại các ngôi chùa để chữa bệnh cho những người bệnh nghèo, dập tắt những trận dịch lớn.
Cùng với làm thuốc, ông đã có công xây dựng 24 ngôi chùa, không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là y xá để cứu chữa cho nhiều người bệnh. Ông đã có công lớn giúp phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam ngày càng phát triển.
Năm ông 55 tuổi, ông được cử đi sứ nhà Minh (Trung Quốc) và được triều đình nhà Minh phong là “Đại y Thiền sư” rồi giữ lại làm việc ở Viện Thái y. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc và không rõ năm mất.
Nhiều năm sau, có vị tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638 - 1699) là người cùng làng với ông, trong lần đi sứ Trung Quốc đã gặp mộ phần của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Xúc động trước tấm bia khắc lời di nguyện của Tuệ Tĩnh: “Sau này có ai bên nước Nam sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã cho người dập mẫu tấm bia, cho thợ làm lại và chở về quê.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-6
 Bắt bệnh, kê đơn thuốc miễn phí tại đền Bia.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-7
 
Tương truyền, trên đường về, đến vị trí của đền hiện nay, thuyền bị lật, tấm bia bị chìm không lấy lại được. Sau này, người dân tìm thấy tấm bia và lập miếu thờ. Đền Bia được xây dựng từ thời Lê và qua nhiều thế kỷ đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, tấm bia đó được thờ trang trọng trong hậu cung của Đền Bia.
Cả cuộc đời Tuệ Tĩnh đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý báu: đóng góp cho kho tàng tri thức y, dược học dân tộc; y đức và tinh thần tự tôn dân tộc với phương châm “Nam dược trị nam nhân”. Ông đã tập hợp, hệ thống lại các phương pháp chữa bệnh thành 10 khoa, trên 3.800 phương thuốc, 580 vị thuốc chữa 184 loại bệnh. Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu ra phương châm “Lấy thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” và là người đặt nền móng cho nền Y dược nước nhà.
Hang nghin nguoi du le hoi den Bia, tuong nho vi “Thanh thuoc Nam” Tue Tinh-Hinh-8
 Hàng nghìn du khách về dự lễ hội đền Bia.
Nhằm tôn vinh công lao của vị Thánh thuốc Nam, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, năm 2005, Đền Bia đã được trùng tu, tôn tạo với 12 hạng mục trên gần 12.800 m2. Năm 2013 - 2016, Đền Bia được mở rộng thêm hệ thống sân bãi. Năm 2019, di tích sẽ tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các hạng mục để xứng với tên tuổi và sự nghiệp của danh nhân đang thờ phụng. Đền Bia cũng là một trong 3 di tích thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt Đền Xưa - chùa Giám.
Đáng chú ý, nằm trong khuôn viên di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, khu vườn thuốc nam kiểu mẫu là nơi thu hút du khách khi đến ngôi đền này.
Vườn thuốc nam được chia làm 9 ô, trồng 9 nhóm thuốc do Bộ Y tế quy định. Các nhóm cây thuốc chữa bệnh gồm: viên gan, sốt xuất huyết, mụn nhọt, cảm sốt, chữa ho… Người dân và du khách khi tới đền, ngoài thắp hương tưởng niệm Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh, tham quan, vãn cảnh, có thể hái thuốc trực tiếp tại vườn dâng lên Đức thánh, mang về chữa bệnh.
Hàng trăm năm qua, di tích Đền Bia luôn thu hút đông đảo du khách thập phương, đặc biệt vào dịp lễ hội và Tết Nguyên đán. Mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt du khách thập phương, thầy thuốc, lương y, cán bộ, nhân viên ngành y dược trong cả nước đến tham quan, chiêm bái, tưởng nhớ công đức của vị Thánh thuốc Nam, người có công lớn đối với nền y học của dân tộc.
Tương truyền, vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), ngày mồng 1 tháng 4 xảy ra hiện tượng “Thánh ứng” lần một, người dân khắp nơi tấp nập về đền Bia lễ bái, xin thuốc rất đông. Thuốc là những lá cây mọc tự nhiên xung quanh làng như: tre, duối, ích mẫu, hương nhu, xương rồng, lúa non… Sau gần một thế kỷ, vào năm 1936, “Thánh ứng” lần hai, số lượng khách thập phương kéo về đông gấp bội. Việc lễ bái và mua, bán thuốc hết sức tấp nập kéo dài tới cả tháng. Từ hiện tượng “Thánh ứng”, người dân địa phương lấy ngày mồng 1/4 âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội đền Bia…
Tương truyền, vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), ngày mồng 1 tháng 4 xảy ra hiện tượng “Thánh ứng” lần một, người dân khắp nơi tấp nập về đền Bia lễ bái, xin thuốc rất đông. Thuốc là những lá cây mọc tự nhiên xung quanh làng như: tre, duối, ích mẫu, hương nhu, xương rồng, lúa non… Sau gần một thế kỷ, vào năm 1936, “Thánh ứng” lần hai, số lượng khách thập phương kéo về đông gấp bội. Việc lễ bái và mua, bán thuốc hết sức tấp nập kéo dài tới cả tháng. Từ hiện tượng “Thánh ứng”, người dân địa phương lấy ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội đền Bia…
Tương truyền, vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), ngày mồng 1 tháng 4 xảy ra hiện tượng “Thánh ứng” lần một, người dân khắp nơi tấp nập về đền Bia lễ bái, xin thuốc rất đông. Thuốc là những lá cây mọc tự nhiên xung quanh làng như: tre, duối, ích mẫu, hương nhu, xương rồng, lúa non… Sau gần một thế kỷ, vào năm 1936, “Thánh ứng” lần hai, số lượng khách thập phương kéo về đông gấp bội. Việc lễ bái và mua, bán thuốc hết sức tấp nập kéo dài tới cả tháng. Từ hiện tượng “Thánh ứng”, người dân địa phương lấy ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội đền Bia…
Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)