Giáp mặt hàng nghìn F0 trong "căn cứ địa" điều trị COVID-19

Google News

Chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân mới phát hiện mắc COVID-19 từ Quận 1 lướt nhanh vào khu tái định cư An Khánh trên địa bàn TP Thủ Đức nơi đang là “căn cứ địa” thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID. Bệnh nhân liên tục được chuyển đến, một số ca trở nặng, các y bác sĩ đang căng mình cứu chữa.

Cuộc chiến chống dịch đang “căng như dây đàn”
“Alo… em ơi, có thêm 5 bệnh nhân nữa vừa được chuyển đến từ Quận 1. Tất cả bệnh nhân đều có giấy tờ đầy đủ, chúng ta có còn giường để tiếp nhận không?”. Từ thiết bị bộ đàm, âm thanh gấp gáp vang lên: “Tầng 22 đang còn phòng trống, anh chị nhanh chóng làm thủ tục tiếp nhận và xem xét có ca bệnh nặng, người mắc bệnh lý nền hay không”.
Giap mat hang nghin F0 trong
 

Giap mat hang nghin F0 trong
 Bệnh viện Dã chiến số 3, nơi đang tiếp nhận, điều trị hơn 2.000 bệnh nhân mắc COVID-19- ảnh Vân Sơn
Đó là đoạn trao đổi nhanh của nhóm nhân viên y tế, trong bộ đồ bảo hộ trùm kín từ đầu đến chân đang làm nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Thu dung Điều trị Covid-19 số 3 (Khu tái định cư 38,4ha đường Lưu Đình Lễ, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức) chiều ngày 17/7. Bên trong chiếc xe cứu thương những bệnh nhân với ánh mắt mệt mỏi đang đỗ trước lối vào với hy vọng sớm được tiếp nhận.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Xe cấp cứu đang chở một bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện- ảnh Ngô Tùng

Giap mat hang nghin F0 trong
 Những bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện Quận 1 nhanh chóng được tiếp nhận- ảnh Ngô Tùng
Trong khu vực theo dõi ca bệnh có diễn tiến nặng, nhiều bệnh nhân đang được hỗ trợ thở oxy, theo dõi liên tục nồng độ oxy máu. Một bệnh nhân lớn tuổi liên tục vào cơn suy hô hấp, nồng độ oxy máu giảm xuống còn 73%. Ổng liên tục níu tay nữ điều dưỡng để cầu cứu nhưng những lời nói bị cản lại bởi bình khí oxy đang úp kín vùng mũi miệng. Ngay lập tức một nam bác sĩ được mời tới, anh nhanh chóng kiểm tra các chỉ số cho người bệnh và động viên: “Bác cố gắng nằm nghỉ và hít thở thật sâu vào, mọi chuyện rồi sẽ ổn, không có vấn đề gì đáng lo lắng, bác cứ an tâm, chúng con luôn ở cạnh đây”.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Các bác sĩ đang điều trị cho một bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 số 3- ảnh Vân Sơn

Giap mat hang nghin F0 trong
 Nam bệnh nhân lớn tuổi liên tục lên cơn suy hô hấp níu tay cầu cứu nhân viên y tế- ảnh Ngô Tùng
Cùng lúc đó, đường dây nóng nội bộ vang lên, một bệnh nhân suy hô hấp, cần hỗ trợ khẩn cấp. Ngay lập tức, 2 nhân viên y tế đẩy xe băng ra khu vực thang máy. Sau nhiều lần gọi cửa, một nam bệnh nhân còn trẻ tuổi ôm ngực bước ra. Anh cho biết: “Tôi cảm thấy rất khó thở và mệt, nhờ các anh chị hỗ trợ giúp Người bệnh nhanh chóng được đưa về khu vực theo dõi các trường hợp có biểu hiện diễn tiến nặng.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Một ca bệnh trở nặng nhanh chóng được nhân viên y tế tiếp cận, hỗ trợ đưa về khu theo dõi- ảnh Ngô Tùng
BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 3 cho biết: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh ở nhóm nhẹ, tuy nhiên trên thực tế vẫn có khoảng 3% đến 5% bệnh nhân đột ngột trở nặng với triệu chứng dễ nhận biết nhất là suy hô hấp cấp. Trung bình mỗi ngày có hơn 10 trường hợp phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Để kịp thời xử lý trong những tình huống khẩn nguy, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã phải chuyển 3 máy thở và nhiều trang thiết bị y tế tăng cường cho công tác cấp cứu”.
“Căn cứ địa” điều trị COVID-19 trong khu tái định cư
Đây là bệnh viện được hỏa tốc chuẩn bị và đưa vào sử dụng từ ngày 7/7, với quy mô 3.000 giường. Tính đến chiều 17/7 đã có hơn 2.000 bệnh nhân dương tính với COVID-19 được chuyển đến đây theo dõi, điều trị. Hiện có 120 bác sĩ và điều dưỡng cùng 85 nhân sự là lực lượng của địa phương tham gia hỗ trợ công tác hậu cần. Để chăm sóc, theo dõi sức khỏe liên tục 24/24 cho bệnh nhân, các y bác sĩ đang chia làm 4 ca 5 kíp, mỗi ca có 6 bác sĩ và 12 điều dưỡng”.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Các bác sĩ và điều dưỡng đang căng mình tại bệnh viện dã chiến 3000 giường tại TP Thủ Đức- ảnh Vân Sơn

Giap mat hang nghin F0 trong
 Họ làm việc không ngơi nghỉ- ảnh Vân Sơn
Hiện nay, bệnh viện đang được bố trí phân theo khu hành chính, khu theo dõi ca bệnh diễn tiến nặng và khu vực theo dõi, điều trị bệnh nhân. Với lực lượng nhân sự rất mỏng, trong tua trực, trung bình mỗi bác sĩ và hai điều dưỡng đang phải căng mình để có thể bao quát được hết các vấn đề sức khỏe cho hơn 300 bệnh nhân.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Mồ hôi ướt đẫm lưng áo những người làm nhiệm vụ chuyên môn sau ca trực chăm sóc bệnh nhân- ảnh Ngô Tùng
BS Lý Quốc Công, Trưởng khoa Lâm sàng phụ trách chuyên môn Bệnh viện Dã chiến số 3 chia sẻ: “Chúng tôi đang ăn ngủ và làm việc tại chỗ để chăm sóc cho người bệnh. Có bác sĩ bà nội mới qua đời nhưng không thể về tiễn biệt mà phải nén đau thương tiếp tục chăm sóc cho bệnh nhân. Có bác sĩ thì vợ sắp sinh nhưng không thể ở bên cạnh chăm sóc và chuẩn bị đón con thơ. Nhiều người kết thúc ca làm đã mệt lả, bỏ cả bữa và thiếp đi… Nhưng nếu chúng tôi ngơi tay thì sinh mệnh bệnh nhân lâm nguy, anh chị em đang động viên nhau, nỗ lực hết sức mình với niềm tin sẽ sớm chiến thắng được dịch bệnh”.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Bác sĩ Lý Quốc Công chia sẻ với phóng viên Tiền Phong những thông tin về tình hình điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện- ảnh Ngô Tùng

Giap mat hang nghin F0 trong
 Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng đang được theo dõi liên tục các chỉ số sinh hiệu và cho thở oxy- ảnh Vân Sơn
Đến nay, TPHCM đang hỏa tốc thiết lập hệ thống các bệnh viện dã chiến, Trung tâm Hồi sức điều trị Covid-19 với quy mô dự kiến lên tới 50.000 giường cho cuộc chiến chống dịch COVID-19. Hệ thống các cơ sở thu dung, điều trị cho người bệnh ngoài các bệnh viện được chuyển đổi công năng những khu tái định cư trên địa bàn thành phố đang được trưng dụng vào mục đích tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.
Giap mat hang nghin F0 trong
 Một bệnh nhân mắc COVID-19 đang được bác sĩ thăm khám- ảnh Ngô Tùng

Giap mat hang nghin F0 trong
Nhiều bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện- ảnh Ngô Tùng 

Hiện Khu tái định cư 38,4 ha thuộc phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức đang trở thành “căn cứ địa” của cuộc chiến chống dịch khi tập trung 4 bệnh viện dã chiến với quy mô 19.000 giường. Cuộc chiến chống dịch đang diễn ra rất căng thẳng, số ca bệnh được phát hiện mỗi ngày trên địa bàn thành phố vẫn ở mức cao trong khi cơ sở vật chất, hạ tầng và trang thiết bị đặc biệt là nguồn nhân lực chưa kịp đáp ứng.

Theo Vân Sơn - Ngô Tùng/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)