GĐ Hàn Quốc lừa 65 tỷ nhà giàu Việt: Người nước ngoài thụ án sao?

Google News

Kim Bumjae (quốc tịch Hàn Quốc) cùng một số đồng phạm bị đề nghị truy tố do có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến 65 tỷ của 123 người Việt. Vậy, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam sẽ thụ án ra sao?

Lừa đảo 65 tỷ của 123 người
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố bị can Kim Bumjae (SN 1969, quốc tịch Hàn Quốc), Nguyễn Thị Hương (SN 1993, quê Thanh Hóa, trợ lý của Kim Bumjae) và 6 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Kim Bumjae được một đối tượng Hàn Quốc giới thiệu là Tổng giám đốc Công ty IDS Holdings Hàn Quốc, có chi nhánh ở nhiều nước và đề nghị Kim Bumjae làm đại diện chi nhánh tại Việt Nam năm 2015.
GD Han Quoc lua 65 ty nha giau Viet: Nguoi nuoc ngoai thu an sao?
Bị can Kim Bumjae. 
Đối tượng này có trách nhiệm kêu gọi, huy động tài chính và thỏa thuận cho 4%/ tổng số tiền huy động, số còn lại bị can sẽ phải chuyển sang Hàn Quốc để đầu tư kinh doanh ngoại hối (forex).
Giai đoạn 2015-2018, Kim Bumjae đã thành lập 4 công ty để huy động tài chính trái pháp luật. Thực tế, tiền các bị can huy động được đều sử dụng trả lãi, hoa hồng cho người tham gia trước, chi phí hoạt động, duy trì hệ thống và chiếm đoạt, sử dụng cho cá nhân. Ngoài ra, nhằm lừa đảo các nhà đầu tư, Kim Bumjae còn chỉ đạo đồng phạm lập thêm 6 công ty khác.
Nhận thấy bị lừa đảo, 126 người đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT Công an TP HCM tố cáo Kim Bumjae và đồng phạm có hành vi chiếm đoạt hơn 87 tỷ đồng thông qua việc huy động tài chính. Quá trình làm việc xác định 126 người khai đã nhận tổng số tiền lãi là hơn 26,5 tỷ đồng, trong đó 123 cá nhân bị chiếm đoạt hơn 65 tỷ đồng; 3 cá nhân không bị chiếm đoạt, được hưởng lợi gần 4,5 tỷ đồng.
Người nước ngoài thụ án thế nào?
Liên quan vụ án trên, dư luận đặt câu hỏi, Kim Bumjae mang quốc tịch Hàn Quốc sẽ thụ án thế nào?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, những năm gần đây tội phạm công nghệ cao phát triển nhanh chóng, kéo theo những hoạt động lừa đảo thông qua mạng internet hoặc lừa đảo dưới dạng kinh doanh đa cấp trái phép hoặc huy động vốn trái pháp luật. Các đối tượng lợi dụng lòng tham, sự nhẹ dạ cả tin của nhiều người mà đã đưa ra những thông tin gian dối, một thời gian ngắn chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của rất nhiều người.
Theo luật sư Cường, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng là sử dụng hình thức huy động vốn của nhiều người với lại suất cao, lấy tiền của người này phải trả lại cho người kia. Cùng với đó, đưa ra những thông tin gian dối về hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận để thu hút những người tham gia. Thực tế, không ít vụ việc khi bị phát hiện xử lý có đến hàng tỷ người trở thành nạn nhân và số tiền chiếm đoạt cũng có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
GD Han Quoc lua 65 ty nha giau Viet: Nguoi nuoc ngoai thu an sao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Một thực tế khiến các đối tượng dễ dàng lừa đảo là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự hội nhập quốc tế dẫn đến việc nhiều đối tượng lợi dụng vào những kẻ hở, sơ hở, khoảng trống đó để thực hiện hành vi phạm tội.
Nêu ý kiến về vụ án trên, luật sư Cường cho rằng, cơ quan điều tra đã khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 bộ luật hình sự năm 2015 và hiện đã hoàn tất kết luận đề nghị truy tố. Với số tiền nhiều tỷ đồng như vậy, hình phạt mà Kim Bumjae và các đối tượng sẽ đối mặt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Dù đối tượng là người nước ngoài vẫn phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam.
Do đó, khi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam trừ một số trường hợp mà hiệp định tương trợ hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết.
Trong những vụ án tội phạm về an ninh trật tự, về kinh tế thông thường sẽ không có sự can thiệp bằng con đường ngoại giao của nước có người bị khởi tố. Những vụ án liên quan đến chính trị, liên quan đến quan chức nhà nước, hoặc ảnh hưởng đến thể diện quốc gia mới có sự can thiệp bằng hoạt động ngoại giao hoặc tư pháp.
Đối với những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên, cơ quan tố tụng hình sự Việt Nam tiến hành theo thủ tục chung, và sẽ xác minh lý lịch thông tin của đối tượng phạm tội.
Khi bản án có hiệu lực pháp luật, đối tượng cũng sẽ phải chấp hành án theo pháp luật Việt Nam.
Trong vụ án này đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực có thể sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Đối tượng giúp sức tích cực, vai trò thấp hơn có thể phải đối mặt với mức phạt tù 20 năm hoặc mức tù có thời hạn khác.
Trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, xác minh tài sản của các đối tượng để thu hồi trả lại cho những người bị hại. Với những đối tượng có vai trò giúp sức, xúi giục, rửa tiền hoặc tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có cũng sẽ bị xử lý trước pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Nữ chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng lãnh 12 năm tù

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp 1.


Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)