Để chuẩn bị cho việc vận hành tuyến đường sắt đô thị Metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao từ Depot đến ga S8), Ban Quản lý Metro Hà Nội (MRB) đang gấp rút đào tạo thực tế (RAMP-UP) cho 50 học viên lái tàu, do Tư vấn Hỗ trợ vận hành thực hiện.Các lái tàu của Công ty Hanoi Metro được tập trung để gấp rút đào tạo vận hành tàu dưới sự hướng dẫn của Tư vấn Systra.RAMP-UP được chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: Tập trung các nhân sự vận hành (nhân sự thuộc phòng điều khiển OCC và nhân sự thuộc tổ Lái tàu), đây là 2 tổ nhân sự quan trọng để đảm bảo việc vận hành tàu an toàn và hiệu quả.Giai đoạn 2: Tất cả các nhân sự còn lại là các nhân sự phòng điều khiển OCC và đội lái tàu sẽ phối hợp với các nhân sự vận hành nhà ga cũng như các nhân sự thuộc tổ bảo trì bảo dưỡng.Ông Benoit Picout, chuyên gia đào tạo lái tàu của Systra, khoá đào tạo gồm 8 đợt tập huấn với hàng nghìn giờ lái tàu. Công nghệ và thiết bị trên tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội có nhiều điểm khác biệt với tàu điện Cát Linh - Hà Đông. Do đó, với những lái tàu đã từng vận hành tuyến Cát Linh vẫn phải được đào tạo kỹ khi sang tuyến Nhổn – Ga Hà Nội.Các lái tàu đã trải qua 7 đợt tập huấn và lần này là đợt cuối cùng, kéo dài 15 ngày. Các học viên sẽ lái 3.000 km trên tuyến trước khi được cấp chứng chỉ.Ở giai đoạn này, các lái tàu được yêu cầu thực hiện đầy đủ quy trình an toàn như khi khai thác thật. Quy trình đòi hỏi lái tàu kiểm tra trực quan, đảm bảo các yếu tố an toàn trước khi nổ máy tàu.Mọi thao tác của lái tàu đều được giám sát chặt chẽ của các chuyên gia.Màn hình điều khiển điện tử và hệ thống bảng điều khiển tại tuyến Metro này được thiết kế bằng tiếng Việt, giúp người lái tàu dễ dàng vận hành hơn.Trước khi đưa tàu lên tuyến, các lái tàu phải kiểm tra kỹ các chức năng an toàn trên tàu, bao gồm hệ thống camera, cảm biến vật cản ở cửa, hệ thống chống ngủ gật... Đây là những công nghệ mới chưa có trên Cát Linh - Hà Đông. Trong hình, các kỹ thuật viên đang kiểm tra hệ thống điện trước khi tàu lăn bánh.Hệ thống camera, cảm biến vật cản ở cửa, hệ thống chống ngủ gật... là những công nghệ mới chưa có trên Cát Linh - Hà Đông.Bên trong tàu Metro Nhổn – Ga Hà Nội.Đối với loại hình đường sắt đô thị, đội ngũ nhân sự lái tàu có vai trò quan trọng, đảm bảo vận chuyển hàng nghìn hành khách trong điều kiện an toàn, đúng giờ và thoải mái nhất. Tổng số nhân sự tham gia đào tạo lái tàu của dự án là 50 người. Trong đó vị trí lái tàu là 38 người, vị trí lái thử tàu, dồn tàu là 12 người. Khóa đào tạo thực tế RAMP-UP lần 2 sẽ được thực hiện từ 8 giờ - 16 giờ thứ 2 đến thứ 6, ngay sau khi khóa đào tạo đầu tiên kết thúc và sẽ kéo dài đến khi bắt đầu giai đoạn vận hành thử. Công tác vận hành thử là bước cuối cùng trong 8 bước thử nghiệm và căn chỉnh hệ thống trước khi đưa dự án vào vận hành.
Để chuẩn bị cho việc vận hành tuyến đường sắt đô thị Metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao từ Depot đến ga S8), Ban Quản lý Metro Hà Nội (MRB) đang gấp rút đào tạo thực tế (RAMP-UP) cho 50 học viên lái tàu, do Tư vấn Hỗ trợ vận hành thực hiện.
Các lái tàu của Công ty Hanoi Metro được tập trung để gấp rút đào tạo vận hành tàu dưới sự hướng dẫn của Tư vấn Systra.
RAMP-UP được chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: Tập trung các nhân sự vận hành (nhân sự thuộc phòng điều khiển OCC và nhân sự thuộc tổ Lái tàu), đây là 2 tổ nhân sự quan trọng để đảm bảo việc vận hành tàu an toàn và hiệu quả.
Giai đoạn 2: Tất cả các nhân sự còn lại là các nhân sự phòng điều khiển OCC và đội lái tàu sẽ phối hợp với các nhân sự vận hành nhà ga cũng như các nhân sự thuộc tổ bảo trì bảo dưỡng.
Ông Benoit Picout, chuyên gia đào tạo lái tàu của Systra, khoá đào tạo gồm 8 đợt tập huấn với hàng nghìn giờ lái tàu. Công nghệ và thiết bị trên tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội có nhiều điểm khác biệt với tàu điện Cát Linh - Hà Đông. Do đó, với những lái tàu đã từng vận hành tuyến Cát Linh vẫn phải được đào tạo kỹ khi sang tuyến Nhổn – Ga Hà Nội.
Các lái tàu đã trải qua 7 đợt tập huấn và lần này là đợt cuối cùng, kéo dài 15 ngày. Các học viên sẽ lái 3.000 km trên tuyến trước khi được cấp chứng chỉ.
Ở giai đoạn này, các lái tàu được yêu cầu thực hiện đầy đủ quy trình an toàn như khi khai thác thật. Quy trình đòi hỏi lái tàu kiểm tra trực quan, đảm bảo các yếu tố an toàn trước khi nổ máy tàu.
Mọi thao tác của lái tàu đều được giám sát chặt chẽ của các chuyên gia.
Màn hình điều khiển điện tử và hệ thống bảng điều khiển tại tuyến Metro này được thiết kế bằng tiếng Việt, giúp người lái tàu dễ dàng vận hành hơn.
Trước khi đưa tàu lên tuyến, các lái tàu phải kiểm tra kỹ các chức năng an toàn trên tàu, bao gồm hệ thống camera, cảm biến vật cản ở cửa, hệ thống chống ngủ gật... Đây là những công nghệ mới chưa có trên Cát Linh - Hà Đông. Trong hình, các kỹ thuật viên đang kiểm tra hệ thống điện trước khi tàu lăn bánh.
Hệ thống camera, cảm biến vật cản ở cửa, hệ thống chống ngủ gật... là những công nghệ mới chưa có trên Cát Linh - Hà Đông.
Bên trong tàu Metro Nhổn – Ga Hà Nội.
Đối với loại hình đường sắt đô thị, đội ngũ nhân sự lái tàu có vai trò quan trọng, đảm bảo vận chuyển hàng nghìn hành khách trong điều kiện an toàn, đúng giờ và thoải mái nhất. Tổng số nhân sự tham gia đào tạo lái tàu của dự án là 50 người. Trong đó vị trí lái tàu là 38 người, vị trí lái thử tàu, dồn tàu là 12 người. Khóa đào tạo thực tế RAMP-UP lần 2 sẽ được thực hiện từ 8 giờ - 16 giờ thứ 2 đến thứ 6, ngay sau khi khóa đào tạo đầu tiên kết thúc và sẽ kéo dài đến khi bắt đầu giai đoạn vận hành thử. Công tác vận hành thử là bước cuối cùng trong 8 bước thử nghiệm và căn chỉnh hệ thống trước khi đưa dự án vào vận hành.