Theo ghi nhận, phí đổi tiền lẻ sẽ phụ thuộc vào từng mệnh giá. Như các loại tiền mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng mức phí sẽ dao động từ 13 - 15%, loại 10.000 đồng, 20.000 đồng là 6 - 8%, còn với 50.000 đồng, 100.000 đồng thì chịu phí 3 - 5%.
Được biết, đây là năm thứ 8 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước chủ trương không phát hành tiền lẻ mới vào dịp Tết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Tết Tân Sửu năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt chuyện đổi tiền lẻ và không in tiền mới mệnh giá nhỏ như những năm trước.
Đây là năm thứ 8 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước chủ trương không phát hành tiền lẻ mới vào dịp Tết. Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiền lẻ đã qua lưu thông vẫn đủ cung ứng để phục vụ nền kinh tế.
|
Đổi tiền lẻ ăn phần chênh lệch là vi phạm pháp luật |
Nhằm tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Chỉ thị 44/CT-TTg năm 2020 (mục 9c) nêu rõ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
Đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật. Nếu người nào thực hiện các hành vi đổi tiền không đúng quy định - như: đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá… - sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo điểm a khoản 5 điều 30 Nghị định 88/2019/NÐ-CP, mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật - đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (điểm b khoản 3 điều 3 Nghị định 88/2019/NÐ-CP).
"Nhờ chủ trương không đưa tiền mới mệnh giá nhỏ vào lưu thông dịp Tết Nguyên đán, những năm qua ngân sách đã tiết kiệm được hơn 3.500 tỷ đồng. Tết Tân Sửu năm nay, NHNN sẽ tiếp tục siết chặt chuyện đổi tiền lẻ và không in tiền mới mệnh giá nhỏ như những năm trước. Ðây là năm thứ tám liên tiếp, NHNN chủ trương không phát hành tiền lẻ mới vào dịp Tết. Tuy nhiên, tiền lẻ đã qua lưu thông vẫn đủ cung ứng để phục vụ nền kinh tế" - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Tặng tiền để người dân không về quê ăn tết