Cty than Hạ Long, Khe Sim thông đồng khai thác than trái phép: Chính quyền... vô can?

Google News

Các cán bộ Công ty than Hạ Long, than Khe Sim thông đồng một số doanh nghiệp tư nhân, cá nhân lợi dụng bốc xúc đất đá để khai thác trái phép quy mô 200 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi, chính quyền địa phương có vô can?

Mới đây, Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệt phá đường dây tổ chức khai thác than trái phép với số lượng đặc biệt lớn tại khu vực Vỉa Dày, Tây Khe Sim, thuộc khai trường quản lý khai thác than của Công ty than Hạ Long - TKV (phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả).
Lực lượng công an đã tạm giữ 50 người và 54 phương tiện, thu giữ khoảng 100 nghìn tấn than, trị giá khoảng 200 tỷ đồng. Tại chỗ ở và nơi làm việc của các đối tượng, cảnh sát thu giữ 2,7 tỷ đồng tiền mặt và nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Cty than Ha Long, Khe Sim thong dong khai thac than trai phep: Chinh quyen... vo can?
 Ảnh minh họa.
Đáng chú ý, kết quả điều tra ban đầu cho thấy, một số doanh nghiệp tư nhân và cá nhân bên ngoài đã thông đồng với cán bộ thuộc Công ty than Hạ Long, Công ty than Khe Sim… lợi dụng danh nghĩa thực hiện hợp đồng bốc xúc đất đá để khai thác trái phép với quy mô lớn, chiếm đoạt than một cách công khai nhằm thu lợi bất chính với số tiền đặc biệt lớn.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra các Quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 12 bị can về hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Những thông tin trên cho thấy, các đối tượng đã thông đồng cấu kết tổ chức khai thác than trái phép với quy mô lớn trong một thời gian dài. Ngoài các đối tượng liên quan vụ án, chính quyền địa phương liệu có phải chịu trách nhiệm?
Trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho biết, theo quy định của Luật khoáng sản, than là tài nguyên khoáng sản. Việc khai thác các tài nguyên khoáng sản cần phải thực hiện theo quy định của luật khoáng sản và các văn bản có liên quan.
Một điều quan trọng và vô cùng cần thiết, yếu tố bắt buộc khi tiến hành khai thác khoáng sản chính là phải có giấy phép khai thác khoáng sản và trong quá trình khai thác cần đảm bảo các yếu tố như đảm bảo môi trường khai thác, tránh sạt lở, ô nhiễm môi trường...Các hành vi khai thác khoáng sản khi không có giấy phép khai thác là trái quy định của pháp luật.
Theo luật sư Hoàng Tùng, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cung cấp cho thấy, một số doanh nghiệp tư nhân và cá nhân bên ngoài đã thông đồng với cán bộ thuộc Công ty than Hạ Long, Công ty than Khe Sim… lợi dụng danh nghĩa thực hiện hợp đồng bốc xúc đất đá để khai thác than trái phép với quy mô lớn.
Hành vi của các đối tượng đã vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thực hiện bằng hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam.
Cty than Ha Long, Khe Sim thong dong khai thac than trai phep: Chinh quyen... vo can?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng.
Hành vi vi phạm này là hoạt động thăm dò, khai thác không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc tuy có giấy phép nhưng không đúng với nội dung đã ghi trong giấy phép, lấp liếm, gian dối nhằm trục lợi.
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về trách nghiệm đối với người hoặc pháp nhân vi phạm quy định về nghiên cứu than dò, khai thác tài nguyên tại điều 227 LHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Đối chiếu với các quy định có thể thấy, trong trường hợp này, tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thực hiện với lỗi cố ý.
Theo đó tùy vào mức độ thu lợi bất chính, giá trị khoáng sản sẽ xác định mức phạt cụ thể đối với 12 đối tượng nêu trên.
“Vụ án có rất nhiều đối tượng tham gia, là đồng phạm trong việc thực hiện hành vi khai thác trái phép khoáng sản, tùy vào mức độ, tính chất đồng phạm của các đối tượng mà hình phạt áp dụng có thể khác nhau” – Luật sư Hoàng Tùng nêu ý kiến và cho rằng, cơ quan điều tra cần điều tra làm rõ, xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (cụ thể là Công ty than và các doanh nghiệp tư nhân thông đồng) đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS.
Cùng với đó, luật sư Tùng cũng cho biết, trường hợp điều tra xác minh cho thấy hành vi này diễn ra trong thời gian dài mà chính quyền địa phương nhận được phản ánh của người dân nhưng làm ngơ hoặc xử lý không triệt để thì theo thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phải xem xét trách nhiệm.
“Nếu làm rõ nguyên nhân cấp nào cần xử lý nghiêm minh trách nhiệm cán bộ. Nếu có chứng cứ thông đồng cần xem xét xử lý hình sự cán bộ. Tùy thuộc nội dung vụ án khi cần thiết mở rộng điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan” – luật sư Hoàng Tùng cho hay.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thâm nhập công trường khai thác vàng trái phép

Nguồn: VTV 24

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)