Công an TPHCM nói gì về Từ vụ quay phim ‘giám sát CSGT’

Google News

Trước sự việc một nhóm người quay phim 'giám sát CSGT' gây chú ý cộng đồng mạng thời gian qua, Công an TPHCM đã có thông tin hướng dẫn người dân cần biết về việc giám sát công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 27/2, Công an TPHCM đã có thông tin hướng dẫn người dân cần biết về việc giám sát công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Giám sát sao cho đúng luật?

Theo Công an TPHCM, ngày 28/11/2019, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 67/2019/TT-BCA về việc quy định thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) với mục đích nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; phát huy quyền làm chủ của người dân trong hoạt động bảo đảm TTATGT.

Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm TTATGT, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì Nhân dân phục vụ. Theo đó, tại Điều 10 của Thông tư này quy định về những việc người dân giám sát công an nhân dân trong công tác bảo đảm TTATGT.

Cong an TPHCM noi gi ve Tu vu quay phim ‘giam sat CSGT’

Công an TPHCM lên tiếng hướng dẫn người dân giám sát công an nhân dân sao cho đúng luật.

Cụ thể, người dân có quyền giam sát việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

Về việc người dân giám sát công an nhân dân thực hiện các quy định trên phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Để thực hiện giám sát những việc được quy định trên, Công an TPHCM cho biết, người dân sẽ thông qua các hình thức giám sát quy định tại Điều 11 của Thông tư này: Thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Công an TPHCM nói rằng ghi âm ghi hình hay quan sát trực tiếp cần phải đảm bảo các điều kiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Cẩn thận kẻo bị xử lý!

Thông tư số 67/2019/TT-BCA được ban hành với mục đích là nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trong hoạt động bảo đảm TTATGT. “Tuy nhiên, những hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Công an TPHCM cho biết.

Về câu chuyện ‘giám sát CSGT’ sau cho đúng luật, luật sư Lê Quang Vũ (Giám đốc Cty Luật Công Bình) giải thích thêm, người dân được quyền được quyền quay phim, chụp ảnh giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Tuy nhiên, việc giám sát của người dân không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của CSGT trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông; không được thực hiện ở các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình,… và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

“Ngoài ra, việc quay phim, chụp ảnh của người dân phải được thực hiện một cách khách quan, không cắt ghép, chỉnh sửa, nhằm tuyên truyền thông tin phiến diện, thiếu trung thực. Quyền được quay phim, chụp ảnh để giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn những hành vi tiêu cực của một bộ phận CSGT và đảm bảo quyền của công dân đối với Nhà nước”, luật sư Lê Quang Vũ nói.

Cong an TPHCM noi gi ve Tu vu quay phim ‘giam sat CSGT’-Hinh-2

Trước đó, trên mạng xuất hiện nhóm quay phim 'giám sát CSGT' bị một nhóm thanh niên khác tấn công.

Còn luật sư Nguyễn Tri Đức (Giám đốc Cty luật 360) cho biết thêm, theo luật định mọi công dân có quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm. Do đó, vệc người dân có quyền thực hiện việc giám sát bằng ghi âm, ghi hình các hoạt động của cán bộ công chức, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh hoặc phải xin phép trước khi chụp ảnh, ghi hình theo quy định…).

Do đó cần nhìn nhận theo hướng tích cực, cần phát huy việc giám sát của công dân đối với lực lượng công an, CSGT theo đúng qui định pháp luật. Qua đó góp phần giúp lực lượng chức năng, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo quyền lợi cho người dân theo luật định.

"Tuy nhiên mọi hoạt động giám sát CSGT dưới mọi hình thức nêu trên phải được thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Tôi thiết nghĩ riêng những đối tượng viện vào cớ được quyền được sát để thực hiện những hành vi quá khích, phản cảm là điều cần nghiêm trị và loại trừ triệt để", luật sư Nguyễn Tri Đức nói.

Trước đó như Tiền Phong đưa tin, ngày 23/2, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đã vào cuộc xác minh vụ nhóm người quay clip “giám sát CSGT” bị một nhóm người khác tấn công.

Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội thể hiện những người trong nhóm 'quy phim CSGT' tố bị một thanh niên không rõ lai lịch xông đến đánh, chém vỡ kính ô tô vì cho rằng dám quay phim “giám sát CSGT”.

Qua đoạn clip xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh một nhóm người áp sát chốt CSGT đang làm nhiệm vụ để quay phim bằng điện thoại. Sau đó hai bên có lời qua tiếng lại khi CSGT làm nhiệm vụ yêu cầu nhóm người này di chuyển ra khỏi vụ vực tổ công tác đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiệm nhóm nguời quay phim cho rằng có quyền giám sát và “dẫn luật” khẳng định CSGT đang làm sai nghiệp vụ.

Theo Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)