Nếu bạn là người Hà Nội, hoặc đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội thì không thể không vương vấn trong trí nhớ hình ảnh rất thân thuộc về quán hàng nước và cốc trà đá. Nó hiện diện trên khắp phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời.Trên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp hàng nước.Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố.Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, một bình trà, lọ kẹo, chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố, chuyện nhà cửa, mua bán...Những người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời "cổ lỗ sĩ" vẫn đủ thu hút khán giả.Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. "Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ", bà tâm sự.Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi, trà đá không hề xa lạ, còn là nét văn hóa riêng, rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra.Trên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa.Một cụ ông nghỉ ngơi ở quán nước trên phố Hàng Lược. Trà đá không phải là thức uống cao sang, không nằm trong danh mục nghệ thuật trà của người Việt Nam, nhưng lại có mặt ở khắp nơi, từ làng quê ra thành thị.Hai bà cháu bán hàng đang chơi khi vắng khách ở phố Gầm Cầu.Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước...Một quán trà nép mình trên con phố cổ kính Nguyễn Quang Bích.Cụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: "Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê".Một em bé uống trà xanh ở quán nước trên phố Hàng Tre. Trà đá phục vụ cho mọi đối tượng, từ sinh viên, anh xe ôm, đến cán bộ nhà nước... Trà đá chẳng phân biệt giai cấp hay tính cách con người... thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá - Văn hoá vỉa hè”.Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội, là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Nếu bạn là người Hà Nội, hoặc đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội thì không thể không vương vấn trong trí nhớ hình ảnh rất thân thuộc về quán hàng nước và cốc trà đá. Nó hiện diện trên khắp phố phường, từ khu phố tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…
Tại một quán trà ở phố Hàng Giầy, mỗi sáng thường có một nhóm cụ già tập trung tới uống nước, tán dóc chuyện đời.
Trên góc phố Hàng Vải, hàng nước mía bán cả trà xanh, thuốc lào. Nhiều người bảo, sống ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là gặp hàng nước.
Khắp các con phố, nẻo đường, ngõ nhỏ, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp cảnh uống trà đá.
Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản. Trong ảnh là quán trà đá ở phố Bát Đàn, từng là cảm hứng ảnh cho rất nhiều tay máy đường phố.
Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, một bình trà, lọ kẹo, chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt, bố trí vài chiếc ghế là đủ thu hút khách. Những nơi như thế này thường có rất nhiều thông tin đời sống, xã hội, từ chuyện giá điện, nước, sự cố đường phố, chuyện nhà cửa, mua bán...
Những người lao động cùng tụ tập về quán trà đá trong ngõ Hàng Chỉ để xem thời sự. Chiếc tivi nhỏ xíu từ thời "cổ lỗ sĩ" vẫn đủ thu hút khán giả.
Cụ bà bán trà đá ở Ô Quan Chưởng. Bà cho biết năm nay đã hơn 80 tuổi, bán nước cũng đã chục năm rồi. "Nhà chẳng thiếu gì, nhưng cứ thích ngồi bán cho vui, nghe chuyện của thiên hạ", bà tâm sự.
Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi, trà đá không hề xa lạ, còn là nét văn hóa riêng, rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra.
Trên phố Hàng Chiếu, “tiện nghi” của trà đá đôi khi chỉ là miếng xốp được cắt ra làm bàn hay vài ba chiếc ghế nhựa.
Một cụ ông nghỉ ngơi ở quán nước trên phố Hàng Lược. Trà đá không phải là thức uống cao sang, không nằm trong danh mục nghệ thuật trà của người Việt Nam, nhưng lại có mặt ở khắp nơi, từ làng quê ra thành thị.
Hai bà cháu bán hàng đang chơi khi vắng khách ở phố Gầm Cầu.
Những trang thiết bị cần thiết để có một quán trà chỉ đơn giản là vài bếp than, phích nước...
Một quán trà nép mình trên con phố cổ kính Nguyễn Quang Bích.
Cụ Huấn (82 tuổi, ở khu Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) tâm sự: "Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Thuốc lào, trà đá là sở thích từ thuở thanh niên ở làng quê. Bây giờ ở phố, tôi bán hàng vừa kiếm được chút tiền, vừa đỡ nhớ quê".
Một em bé uống trà xanh ở quán nước trên phố Hàng Tre. Trà đá phục vụ cho mọi đối tượng, từ sinh viên, anh xe ôm, đến cán bộ nhà nước... Trà đá chẳng phân biệt giai cấp hay tính cách con người... thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá - Văn hoá vỉa hè”.
Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội, là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.