Các đơn vị thi công đã huy động hàng trăm kỹ sư, công nhân cùng nhiều trang thiết bị máy móc gấp rút thi công mặt cầu Thăng Long.
Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (năm 2009 và năm 2013) mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông.
Đến ngày 16/8, các đơn vị thi công đã thực hiện tu sửa cầu Thăng Long bao gồm: Cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, rồi rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết.
Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.
Những lớp nhựa dày 6 cm cuối cùng được trải trên các tấm lưới thép. Tấm lưới thép này trước đó đã hàn chặt với bản thép trên mặt cầu bằng đinh neo.
Sau khi đổ lớp bê tông siêu tính năng, đơn vị thi công sẽ thảm một lớp bê tông nhựa tạo độ êm thuận trên mặt đường dày 4 cm.
Các công nhân cùng máy móc đổ những lớp bê tông nhựa xuống mặt cầu
Sau khi dự án hoàn thành, cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm TP Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết: "Theo kế hoạch đề ra, cuối tháng 12 sẽ hoàn thành việc trải thảm lớp bê-tông nhựa.
Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành sơn vạch kẻ đường, gắn đinh phản quang và hoàn thành công tác nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác đầu tháng 1/2021".
Các đơn vị thi công sử dụng máy chuyên dụng để lăn chắc những lớp bê tông nhựa với độ kết dính cao
Theo kế hoạch đến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa với khối lượng hơn 27.000 m2. Để đảm bảo tiến độ dự án, hiện nay liên danh các nhà thầu đang phối hợp khá nhịp nhàng thi công theo hình thức cuốn chiếu
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, công trình ghi dấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nối liền các tỉnh phía Bắc với Thủ đô Hà Nội
Sầu Thăng Long sẽ được sơn kẻ lan can, lắp đặt trang thiết bị an toàn, chiếu sáng, hoàn thành vào ngày 31/12, đạt tiến độ mà Bộ Giao thông Vận tải đề ra
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long với tổng mức đầu tư 269 tỷ đồng, được Tổng cục Đường bộ khởi công vào tháng 8 năm nay, sau nhiều nghiên cứu về công nghệ sửa chữa cầu.
Các đơn vị thi công đã huy động hàng trăm kỹ sư, công nhân cùng nhiều trang thiết bị máy móc gấp rút thi công mặt cầu Thăng Long.
Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, trải qua hai lần sửa chữa (năm 2009 và năm 2013) mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông.
Đến ngày 16/8, các đơn vị thi công đã thực hiện tu sửa cầu Thăng Long bao gồm: Cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, rồi rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết.
Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.
Những lớp nhựa dày 6 cm cuối cùng được trải trên các tấm lưới thép. Tấm lưới thép này trước đó đã hàn chặt với bản thép trên mặt cầu bằng đinh neo.
Sau khi đổ lớp bê tông siêu tính năng, đơn vị thi công sẽ thảm một lớp bê tông nhựa tạo độ êm thuận trên mặt đường dày 4 cm.
Các công nhân cùng máy móc đổ những lớp bê tông nhựa xuống mặt cầu
Sau khi dự án hoàn thành, cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm TP Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết: "Theo kế hoạch đề ra, cuối tháng 12 sẽ hoàn thành việc trải thảm lớp bê-tông nhựa.
Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành sơn vạch kẻ đường, gắn đinh phản quang và hoàn thành công tác nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác đầu tháng 1/2021".
Các đơn vị thi công sử dụng máy chuyên dụng để lăn chắc những lớp bê tông nhựa với độ kết dính cao
Theo kế hoạch đến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa với khối lượng hơn 27.000 m2. Để đảm bảo tiến độ dự án, hiện nay liên danh các nhà thầu đang phối hợp khá nhịp nhàng thi công theo hình thức cuốn chiếu
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, công trình ghi dấu mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, nối liền các tỉnh phía Bắc với Thủ đô Hà Nội
Sầu Thăng Long sẽ được sơn kẻ lan can, lắp đặt trang thiết bị an toàn, chiếu sáng, hoàn thành vào ngày 31/12, đạt tiến độ mà Bộ Giao thông Vận tải đề ra
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long với tổng mức đầu tư 269 tỷ đồng, được Tổng cục Đường bộ khởi công vào tháng 8 năm nay, sau nhiều nghiên cứu về công nghệ sửa chữa cầu.