Để những con rắn cực độc trở nên “đáng yêu”, các nhân viên tại đây được ví như những “bảo mẫu”, hằng ngày tỉ mỉ, cẩn thận chăm sóc nhằm giúp chúng thích nghi và phát triển tốt nhất. Trại rắn Đồng Tâm hiện có hơn 400 loại rắn độc, được nuôi tại 3 khu vực. Hơn 20 năm trong nghề, Thiếu tá QNCN Nguyễn Hữu Viên, Đội trưởng Đội Nuôi trồng dược liệu luôn xem rắn như là "người bạn".Dưới bàn tay chăm sóc của anh Viên, những loài rắn cực độc trở nên... rất dễ gần.Hổ mang chúa được xem là loài độc nhất, xếp bậc "E" trong Sách Đỏ Việt Nam.Rắn hổ mang chúa mỗi lần có thể ăn được hơn 2kg rắn nhỏ.Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm chuẩn bị mồi cho rắn hổ chúa.Thức ăn của rắn được bảo quản cẩn thận, an toàn vệ sinh thực phẩm.Để nuôi được loài rắn dữ này là một kỳ công và không ít nguy hiểm.Cũng được xem là loài cực độc, nhưng rắn hổ mang đất có thể nhốt chung chuồng; thức ăn thường là chuột, ếch, đặc biệt là cóc.Chăm sóc rắn chẳng khác một đứa trẻ. Mỗi lần chúng không ăn hoặc bị bệnh, các nhân viên phải đút từng miếng mồi.Những chú rắn cực độc "làm duyên" với khách tham quan.Giới thiệu đặc tính sinh trưởng của rắn cho khách tham quan.Khách tham quan thích thú khi được tận mắt chứng kiến nhiều loài rắn độc được chăm sóc, nuôi dưỡng.Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển các loài rắn quý hiếm, Trại rắn Đồng Tâm còn nghiên cứu thuốc giải độc rắn.Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cơ sở 2 (TP Phú Quốc) chăm sóc rắn.Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cơ sở 2 ( TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) lấy nọc rắn để chế biến thành huyết thanh kháng trị bệnh.Vì những đặc điểm độc đáo mà Trại rắn Đồng Tâm, Quân khu 9 được xem là khu lịch có một không hai thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Để những con rắn cực độc trở nên “đáng yêu”, các nhân viên tại đây được ví như những “bảo mẫu”, hằng ngày tỉ mỉ, cẩn thận chăm sóc nhằm giúp chúng thích nghi và phát triển tốt nhất. Trại rắn Đồng Tâm hiện có hơn 400 loại rắn độc, được nuôi tại 3 khu vực.
Hơn 20 năm trong nghề, Thiếu tá QNCN Nguyễn Hữu Viên, Đội trưởng Đội Nuôi trồng dược liệu luôn xem rắn như là "người bạn".
Dưới bàn tay chăm sóc của anh Viên, những loài rắn cực độc trở nên... rất dễ gần.
Hổ mang chúa được xem là loài độc nhất, xếp bậc "E" trong Sách Đỏ Việt Nam.
Rắn hổ mang chúa mỗi lần có thể ăn được hơn 2kg rắn nhỏ.
Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm chuẩn bị mồi cho rắn hổ chúa.
Thức ăn của rắn được bảo quản cẩn thận, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để nuôi được loài rắn dữ này là một kỳ công và không ít nguy hiểm.
Cũng được xem là loài cực độc, nhưng rắn hổ mang đất có thể nhốt chung chuồng; thức ăn thường là chuột, ếch, đặc biệt là cóc.
Chăm sóc rắn chẳng khác một đứa trẻ. Mỗi lần chúng không ăn hoặc bị bệnh, các nhân viên phải đút từng miếng mồi.
Những chú rắn cực độc "làm duyên" với khách tham quan.
Giới thiệu đặc tính sinh trưởng của rắn cho khách tham quan.
Khách tham quan thích thú khi được tận mắt chứng kiến nhiều loài rắn độc được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển các loài rắn quý hiếm, Trại rắn Đồng Tâm còn nghiên cứu thuốc giải độc rắn.
Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cơ sở 2 (TP Phú Quốc) chăm sóc rắn.
Nhân viên Trại rắn Đồng Tâm cơ sở 2 ( TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) lấy nọc rắn để chế biến thành huyết thanh kháng trị bệnh.
Vì những đặc điểm độc đáo mà Trại rắn Đồng Tâm, Quân khu 9 được xem là khu lịch có một không hai thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu.