Trong những ngày qua, đội ngũ công nhân Công ty Công viên cây xanh TP.HCM bắt đầu cưa nhánh, bứng, đốn cây xanh để giải phóng mặt bằng phục vụ công trình đường sắt đô thị.Công viên 23/9 là một trong những nơi chịu ảnh hưởng. Một góc khu vực này cây xanh sẽ bị bứng đốn toàn bộ trong thời gian tới.Đại diện Ban quản lý dự án 1 (thuộc Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết để xây dựng nhà ga Bến Thành và đoạn đi ngầm sẽ có 75 cây xanh bị ảnh hưởng, trong đó có 51 cây sẽ được bứng dưỡng, 24 cây còn lại sẽ bị đốn hạ.Để bứng chuyển đi nơi khác, sau khi đào đất, cắt bớt rễ xung quanh, công nhân bọc và buộc chặt giữ đất lại cho cây.Công việc bứng cây xanh xây ga metro khá tỉ mỉ, cây phải được bảo vệ tránh trầy xước. Những loài được bứng dưỡng và đốn hạ gồm cẩm liên, nưa, bằng lăng, phượng, dầu, sao đen, chiều cao từ 10-20 m.Những chùm rễ cọc của một cây phượng bị cưa bỏ.Sau khi cây được đưa lên mặt đất, gốc sẽ tiếp tục được bọc lại để đem đi dưỡng.Phần lớn những cây được bứng có đường kính nhỏ nên công việc diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, các công nhân phải làm việc khẩn trương để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà thầu dựng rào chắn thi công công trình ga metro Bến Thành vào ngày 15/10.Các loài cây này được trồng tại góc công viên chưa chưa lâu nên có đường kính chỉ khoảng 20-30 cm.Một cây phượng có đường kính hơn 50 cm. Loài cây này có khả năng hấp thụ rất nhanh khi dưỡng nên những cây to cũng có thể bứng được mà không cần chặt bỏ.Số cây này sẽ được vận chuyển tới công viên Gia Định (quận Gò Vấp) để nuôi dưỡng.Sau khi bứng chuyển, 24 cây còn lại bị ảnh hưởng của các hạng mục thi công nhà ga và hầm ngầm có đường kính khá lớn sẽ bị đốn hạ. Cũng theo Ban quản lý dự án 1, trong số các cây bị đốn hạ thì có nhiều cây bị sâu, thân bị cong và đây là những cây nằm trong kế hoạch thay thế trên địa bàn thành phố. Từ ngày 15/10, các nhà thầu sẽ rào chắn đường Lê Lợi và vòng xoay trước chợ Bến Thành để thi công gói thầu 1A, đoạn từ ga trung tâm Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố bao gồm nhà ga ngầm và đoạn hầm dài 515 m.
Trong những ngày qua, đội ngũ công nhân Công ty Công viên cây xanh TP.HCM bắt đầu cưa nhánh, bứng, đốn cây xanh để giải phóng mặt bằng phục vụ công trình đường sắt đô thị.
Công viên 23/9 là một trong những nơi chịu ảnh hưởng. Một góc khu vực này cây xanh sẽ bị bứng đốn toàn bộ trong thời gian tới.
Đại diện Ban quản lý dự án 1 (thuộc Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết để xây dựng nhà ga Bến Thành và đoạn đi ngầm sẽ có 75 cây xanh bị ảnh hưởng, trong đó có 51 cây sẽ được bứng dưỡng, 24 cây còn lại sẽ bị đốn hạ.
Để bứng chuyển đi nơi khác, sau khi đào đất, cắt bớt rễ xung quanh, công nhân bọc và buộc chặt giữ đất lại cho cây.
Công việc bứng cây xanh xây ga metro khá tỉ mỉ, cây phải được bảo vệ tránh trầy xước. Những loài được bứng dưỡng và đốn hạ gồm cẩm liên, nưa, bằng lăng, phượng, dầu, sao đen, chiều cao từ 10-20 m.
Những chùm rễ cọc của một cây phượng bị cưa bỏ.
Sau khi cây được đưa lên mặt đất, gốc sẽ tiếp tục được bọc lại để đem đi dưỡng.
Phần lớn những cây được bứng có đường kính nhỏ nên công việc diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, các công nhân phải làm việc khẩn trương để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà thầu dựng rào chắn thi công công trình ga metro Bến Thành vào ngày 15/10.
Các loài cây này được trồng tại góc công viên chưa chưa lâu nên có đường kính chỉ khoảng 20-30 cm.
Một cây phượng có đường kính hơn 50 cm. Loài cây này có khả năng hấp thụ rất nhanh khi dưỡng nên những cây to cũng có thể bứng được mà không cần chặt bỏ.
Số cây này sẽ được vận chuyển tới công viên Gia Định (quận Gò Vấp) để nuôi dưỡng.
Sau khi bứng chuyển, 24 cây còn lại bị ảnh hưởng của các hạng mục thi công nhà ga và hầm ngầm có đường kính khá lớn sẽ bị đốn hạ. Cũng theo Ban quản lý dự án 1, trong số các cây bị đốn hạ thì có nhiều cây bị sâu, thân bị cong và đây là những cây nằm trong kế hoạch thay thế trên địa bàn thành phố. Từ ngày 15/10, các nhà thầu sẽ rào chắn đường Lê Lợi và vòng xoay trước chợ Bến Thành để thi công gói thầu 1A, đoạn từ ga trung tâm Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố bao gồm nhà ga ngầm và đoạn hầm dài 515 m.