Bức thư cảm ơn của người mẹ và bài thơ gọi bác sĩ chống dịch là “những thiên thần“

Google News


Sau tất cả những nỗ lực, lời cảm ơn từ người dân và gia đình bệnh nhân chính là món quà ý nghĩa và động lực để các bác sĩ tuyến đầu tiếp tục trận chiến với đại dịch Covid-19.

Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“
 
Ngày 1/6, gia đình tôi đưa cháu lên viện và được chẩn đoán mắc Covid-19. Thế là cháu được các bác sĩ cho nhập viện và gia đình chúng tôi cũng phải đi cách ly. Bố mẹ một nơi, con một nơi, mọi việc gia đình chỉ biết trông cậy vào các bác sĩ, y tá, điều dưỡng trong khoa. Tối ngày 2/6, gia đình chúng tôi tưởng không còn được gặp lại con nữa. May mà được sự quyết tâm chạy chữa và cứu sống của đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, con tôi đã vượt qua được lưỡi hái của tử thần. Sức khỏe cũng được hồi phục. Thế là con chúng tôi đã được cứu sống rồi!
Công ơn này gia đình chúng tôi không biết lấy gì báo đáp. Chỉ biết ghi lòng tạc dạ. Mong sao hết ngày cách ly, gia đình chúng tôi được đến bệnh viện thăm khoa, để tri ân các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, cán bộ.
…”
Bà Hoàng Thị Ngư viết trong lá thư cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh sau khi người con trai – một bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng được cứu sống khỏi cơn nguy kịch.
Giọt nước mắt của người mẹ và lá thư tâm tình muốn gửi
Trong căn phòng thuộc ĐH Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân (Thuận Thành, Bắc Ninh), gia đình bà Hoàng Thị Ngư (45 tuổi) đang thực hiện cách ly khi trở thành F1. Con trai bà Ngư là anh N.V.Đ (23 tuổi) là ca Covid-19 nặng nhất đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Trên tay bà Ngư cầm một tờ giấy được viết kín hai mặt. Đây là bức thư người phụ nữ 45 tuổi đã chuẩn bị mấy ngày hôm nay để gửi cho các bác sĩ, điều dưỡng... những ân nhân đã cứu sống chàng trai 23 tuổi khỏi cơn nguy kịch. Đưa tay lên quệt dòng lệ vừa rơi khỏi khóe mắt, bà Ngư sụt sùi nhớ lại về ngày đưa Đ. đi cấp cứu.
Ngày 1/6, Đ. được đưa tới viện đa khoa Bắc Ninh. Ngay lập tức, bác sĩ đưa anh vào phòng cấp cứu trong tình trạng khó thở nặng. Sáng 2/6, Đ. có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, lúc ấy bà Ngư vẫn ở viện và được ngồi chờ trong một phòng riêng biệt. Không biết con mình đang thế nào, lòng người phụ nữ tuổi tứ tuần nóng như lửa đốt.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-2
 

Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-3
 
Khi ấy, có một nữ bác sĩ đi tới, khuyên bà Ngư chợp mắt một lúc vì cả đêm dài bà thức trắng, khóc và lo cho con. Nữ bác sĩ ấy rời đi, bà Ngư cũng không kịp hỏi tên để ghi nhớ.
Tối 2/6, bà Ngư nhận được điện thoại từ bác sĩ điều trị, báo lại tình trạng của Đ. không được tốt, có nguy cơ tử vong. Bật khóc ngay lúc ấy, bà chỉ còn biết cuống quýt xin mọi người cứu lấy con mình. Từ phía đầu dây bên kia, vị bác sĩ vẫn ân cần, điềm tĩnh: “Chị hãy yên tâm, tất cả chúng tôi đang cố gắng chiến đấu để giữ cháu ở lại”.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-4
 

Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-5
 
Bà Ngư và những nhân viên y tế này không biết mặt nhau, cũng chưa từng liên lạc nhưng giữa họ là một sợi dây gắn kết vô hình và một niềm tin vô điều kiện. Sự sống của con trai bà Ngư đang đặt trong tay các y bác sĩ. Còn bên trong những dãy phòng của khoa Hồi sức cấp cứu nay được tách biệt làm khu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng, các bác sĩ, điều dưỡng... vẫn luôn căng mình trong cuộc chiến giành lấy sinh mệnh cho các bệnh nhân.
Chị Trần Thị Thu Thanh (điều dưỡng) là một trong những nhân viên y tế được tăng cường từ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ xuống Bắc Ninh làm việc. Những ngày này, chị Thanh cùng 23 nhân viên y tế chia làm 3 ca trực, thực hiện điều trị, chăm sóc cho 25 trường hợp Covid-19 tiên lượng nặng, trong đó có Đ.
Đ. nặng 95 kg, đó là điều khó khăn rất lớn trong quá trình điều trị, chăm sóc. “Nhiều khi chúng tôi chỉ có 2-3 người để giúp cậu ấy lật mình, vệ sinh… làm xong ai cũng vừa cười vừa thở”, chị Thanh kể lại.
Ngày nào chị Thanh cũng ghé qua từng phòng để hỏi han, nói chuyện với những bệnh nhận của mình. Riêng Đ. chưa thể đáp lại những câu chào hỏi, động viên của chị Thanh nhưng nhìn ánh mắt của Đ. chị Thanh đủ biết cậu cũng đang cố gắng như nào.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-6
 
"Rất mong mọi người cố gắng, giữ gìn thành quả đến ngày chiến thắng", chị Thanh nhắn các đồng đội khi nhận được lá thư cảm ơn từ bà Ngư vào sáng 9/6.
Trở về phòng sau ca làm việc của mình trong khu điều trị bệnh nhân nặng, chị Thanh ngồi thụp xuống giường. Chị kể mình không nhớ nổi đã nói bao nhiêu lần câu: “Cố gắng lên em!” khi Đ. được đưa vào cấp cứu. Điều chị mong mỏi là các gia đình bệnh nhân hãy luôn tin tưởng các bác sĩ rồi tất cả sẽ cùng nhau chiến thắng.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-7
 
Bài thơ gửi 'những thiên thần áo trắng'
Buổi chiều tại thôn Đức Nhân (Trạm Lộ, Thuận Thành, Bắc Ninh), nắng đổ vàng trên khoảng sân nhà văn hóa. Phía trong, bàn lấy mẫu xét nghiệm được đặt ngay ngắn. Hoàn thiện gần 200 mẫu xét nghiệm cho thôn Đức Nhân là nhiệm vụ hôm nay của Ngọc Biển (21 tuổi) – nữ sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đây là lần thứ hai Biển xung phong đi chống dịch, lần đầu tiên là quê nhà Hải Dương và bây giờ là Bắc Ninh.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-8
 
Phía ngoài, người dân xếp hàng giãn cách chờ đến lượt. Kế bên chiếc bàn lấy mẫu, cô gái nhỏ bé vẫn luôn tay.
- Người tiếp theo đi ạ. - Biển gọi to và ra hiệu cho người tiếp theo.
- Tôi tặng cô bác sĩ – Người đàn ông lớn tuổi đặt lên bàn một tờ giấy gấp đôi với những dòng chữ nắn nót, ngay ngắn.
Ngọc Biển không kịp dừng lại đọc, người đàn ông kia cũng nhanh chóng rời đi sau khi lấy mẫu để nhường chỗ cho người tiếp theo. Mãi tới khi kết thúc công việc của mình, cô sinh viên 21 tuổi mới có thời gian để xem kỹ những dòng chữ trong bức thư tay được đặt trên bàn.
Đến tận khi Biển cùng những nhân viên khác đi khỏi, vài người đứng trong sân vẫn còn vẫy tay rồi hô lớn: “Chào bác sĩ, cảm ơn cácbác sĩ nhé”. Biển chỉ xua tay “Dạ, không có gì” đáp lại rồi cười tít mắt rời đi.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-9
 
Không giống lần tác nghiệp tại Hải Dương, bởi kinh nghiệm đã có, đội tình nguyện của Biển lần này chia nhỏ, mỗi người đảm nhiệm vai trò như một nhóm trưởng. Hôm nay, trong lúc mọi người thực hiện nhiệm vụ tại điểm xét nghiệm đã hẹn với người dân, một mình Ngọc Biển sẽ phụ trách việc đi tới tận nhà dân để lấy mẫu.
Phần lớn là các cụ già, người ốm yếu không thể đi tới điểm xét nghiệm. Người đàn ông tổ dân phố phụ trách dẫn đường, Biển mang theo ống nghiệm, que lấy mẫu, bình cồn để sát khuẩn… rồi nhanh chóng lên đường. Số lượng người cần lấy không nhiều nhưng lại mất rất nhiều thời gian di chuyển. Các chốt chặn trong thôn, xã được dựng khắp lối, chiếc xe phải đi đường vòng. Ngọc Biển mất 1 tiếng rưỡi để hoàn thành 17 mẫu được giao.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-10
 

Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-11
 
Trở về căn phòng gần được bệnh viện đa khoa Thuận Thành sắp xếp làm chỗ ở, Biển nghỉ ngơi chừng 5 phút rồi dùng bữa tối, lúc này đã là 22h. Cùng với Biển là một vài người bạn cũng vừa đi làm nhiệm vụ lấy mẫu về. Những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi vui vẻ trò chuyện, kể lại cho nhau nghe về cả một ngày dài làm việc.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-12
 
“Điều em nhận được nhiều nhất chính là lời cảm ơn của mọi người, đó cũng là món quà mà em trân trọng nhất”, Biển nói với một nụ cười tươi và đôi mắt sáng ngời hạnh phúc.
Buc thu cam on cua nguoi me va bai tho goi bac si chong dich la “nhung thien than“-Hinh-13
 
Theo Zing.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)