Năm 2011, kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cuốn sách “Thư tình gửi một người” được xuất bản gây “chấn động” với người yêu nhạc Trịnh. Lúc này, người ta mới biết tới Dao Ánh – người mà Trịnh Công Sơn đã gửi gắm tình yêu qua 300 bức thư cùng nhiều kỉ vật…Dao Ánh là em gái của Ngô Vũ Bích Diễm - nhân vật chính trong ca khúc Diễm xưa. Khi mối tình Trịnh - Diễm không thành, Dao Ánh viết thư động viên Trịnh Công Sơn. Thư qua lại, hai người nảy sinh tình cảm và yêu nhau thắm thiết trong gần 4 năm.Năm 1967, tình yêu đẹp của hai người tan vỡ. Dao Ánh qua Mỹ và lập gia đình. Nhiều năm sau, Trịnh Công Sơn -Dao Ánh mới có cơ hội gặp lại.Trong suốt thời gian từ lúc yêu nhau- chia xa- gặp lại, Trịnh Công Sơn viết 300 bức thư cho Dao Ánh. Mỗi bức thư là một cung bậc, cảm xúc của nhạc sỹ đối với Dao Ánh.Bức thư đầu tiên viết năm 1964, khi ấy, Trịnh Công Sơn 25 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, lên dạy học ở Blao (Bảo Lộc, Lâm Đồng); Ngô Vũ Dao Ánh 16 tuổi, nữ sinh trường Đồng Khánh. Bức thư là niềm vui hân hoan của những người yêu nhau.Bức thư viết năm 1967 là lời chia tay buồn bã. Những bức thư sau là tình cảm nhớ nhung chân thành, là sự quan tâm, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.Bức thư gửi Dao Ánh ngày 17/1/2001 là lời chúc phúc dịu dàng cho người con gái ông yêu nhất: "Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác". Đây là lá thư cuối cùng trước khi ông rời xa cõi tạm.Không chỉ viết thư cho Dao Ánh, Trịnh Công Sơn còn viết rất nhiều ca khúc có hình bóng của Dao Ánh như Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Như cánh vạc bay, Ru em từng ngón xuân nồng, Xin trả nợ người...Ngày 1/4, kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn mất, người yêu nhạc, yêu văn chương lại nhắc đến ông, nhắc đến những kiệt tác của ông, những mối tình của ông, cả những bức thư ông viết. Đó là tình cảm chân thành, mãnh liệt và hiện hữu trong đời thật, hiện hữu trong cả Ngày Cá tháng Tư.Mời độc giả xem video:Cặp xoài trị giá trăm triệu ở Nhật. Nguồn: VTV24.
Năm 2011, kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, cuốn sách “Thư tình gửi một người” được xuất bản gây “chấn động” với người yêu nhạc Trịnh. Lúc này, người ta mới biết tới Dao Ánh – người mà Trịnh Công Sơn đã gửi gắm tình yêu qua 300 bức thư cùng nhiều kỉ vật…
Dao Ánh là em gái của Ngô Vũ Bích Diễm - nhân vật chính trong ca khúc Diễm xưa. Khi mối tình Trịnh - Diễm không thành, Dao Ánh viết thư động viên Trịnh Công Sơn. Thư qua lại, hai người nảy sinh tình cảm và yêu nhau thắm thiết trong gần 4 năm.
Năm 1967, tình yêu đẹp của hai người tan vỡ. Dao Ánh qua Mỹ và lập gia đình. Nhiều năm sau, Trịnh Công Sơn -Dao Ánh mới có cơ hội gặp lại.
Trong suốt thời gian từ lúc yêu nhau- chia xa- gặp lại, Trịnh Công Sơn viết 300 bức thư cho Dao Ánh. Mỗi bức thư là một cung bậc, cảm xúc của nhạc sỹ đối với Dao Ánh.
Bức thư đầu tiên viết năm 1964, khi ấy, Trịnh Công Sơn 25 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, lên dạy học ở Blao (Bảo Lộc, Lâm Đồng); Ngô Vũ Dao Ánh 16 tuổi, nữ sinh trường Đồng Khánh. Bức thư là niềm vui hân hoan của những người yêu nhau.
Bức thư viết năm 1967 là lời chia tay buồn bã. Những bức thư sau là tình cảm nhớ nhung chân thành, là sự quan tâm, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.
Bức thư gửi Dao Ánh ngày 17/1/2001 là lời chúc phúc dịu dàng cho người con gái ông yêu nhất: "Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác". Đây là lá thư cuối cùng trước khi ông rời xa cõi tạm.
Không chỉ viết thư cho Dao Ánh, Trịnh Công Sơn còn viết rất nhiều ca khúc có hình bóng của Dao Ánh như Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Như cánh vạc bay, Ru em từng ngón xuân nồng, Xin trả nợ người...
Ngày 1/4, kỷ niệm ngày Trịnh Công Sơn mất, người yêu nhạc, yêu văn chương lại nhắc đến ông, nhắc đến những kiệt tác của ông, những mối tình của ông, cả những bức thư ông viết. Đó là tình cảm chân thành, mãnh liệt và hiện hữu trong đời thật, hiện hữu trong cả Ngày Cá tháng Tư.
Mời độc giả xem video:Cặp xoài trị giá trăm triệu ở Nhật. Nguồn: VTV24.