Mới đây, Phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đơn vị này vừa triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng và cho vay lãi suất cao, bắt giữ hàng chục đối tượng.
|
Nhóm đối tượng tại cơ quan công an.
|
Theo đó, ngày 18/3, Phòng cảnh sát hình sự tỉnh Tây Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng công an huyện Dương Minh Châu, công an Thị xã Hòa Thành bắt quả tang cùng lúc nhiều tụ điểm đánh bạc, mời 21 người có liên quan về trụ sở làm việc.
Tang vật thu giữ là hơn 500 triệu đồng, 20 điện thoại di động, 6 xe mô tô, 1 xe ô tô cùng nhiều đồ vật liên quan khác.
Theo điều tra, đường dây đánh bạc này bắt đầu hoạt động từ năm 2018, do đối tượng Phan Thị Danh móc nối với các đối tượng khác như: Vương Ngọc Bích, Trần Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lan, Phạm Thị Đa, Trương Thị Ngọc Mai và các đối tượng khác thực hiện.
Nhóm này tổ chức thầu đề, đá gà, cá độ bóng với giao dịch trung bình một ngày từ 200 đến 500 triệu đồng. Ngoài ra, những con bạc "khô túi", nhóm này đã cho con bạc vay tiền từ 400 đến 1 tỷ đồng, lãi suất lên đến 60%/ tháng.
Cũng trong thời gian này, công an huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cũng đã vừa triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc bằng hình thức chơi game bài “Nổ hũ”, đổi thưởng ăn tiền qua mạng internet với số tiền giao dịch lên tới hàng trăm tỷ đồng do Lường Tuấn Vũ (SN 1991, trú tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa) cầm đầu.
Công an huyện Tĩnh Gia đã khởi tố bị can đối với 21 đối tượng trong đường dây đánh bạc này, trong đó có 12 đối tượng ở Thanh Hóa, 9 đối tượng còn lại đều ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An và Hà Tĩnh.
>>> Xem thêm video: Nghệ An phá sới bạc khủng trong quán karaoke.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì Tội tổ chức đánh bạc và Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 và Điều 322 Bộ luật hình sự.
Điều 322 Bộ luật hình sự: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên.
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên hoặc cho 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên.
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 1 lần trị giá 20 triệu đồng trở lên.
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc, có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc hành vi quy định tại điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp.
b) Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội.
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.