Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Văn Đức – Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 1 thuộc cấp về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Đáng chú ý, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế trước đó khi trả lời báo chí liên quan vụ Việt Á từng khẳng định: “Việc điều tra này không liên quan đến CDC Thừa Thiên Huế. Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê tôi đi tù cũng xứng đáng!". Phát ngôn trên của ông Đức từng khiến dư luận chú ý.Ông Đức đã bị lột mặt nạ khi bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khởi tố, bắt giam do có hành vi vụ lợi dẫn đến các sai phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.Việc phát ngôn một đằng, làm một nẻo không chỉ Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế. Trước đó, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc CDC Nghệ An khi trả lời báo chí về việc Việt Á chi tiền hoa hồng đã khẳng định: “Tôi chưa từng nhận một khoản tiền nào từ Công ty Việt Á. Qua kiểm tra các cán bộ trong đơn vị, anh chị em cũng khẳng định không nhận bất kỳ khoản tiền hoa hồng nào". Tuy nhiên, 10 ngày sau phát ngôn trên, ông Nguyễn Văn Định cùng thuộc cấp bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Một trường hợp khác là Giám đốc CDC Bắc Giang Lâm Văn Tuấn. Ông Tuấn từng nói rằng "không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á hay Công ty Phan Anh, còn quá trình đấu thầu thì thực hiện theo quy định, thuê đơn vị tư vấn".Tuy nhiên, ngày 21/1, ông Tuấn bị C03 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan vụ Việt Á. Ông Tuấn đã có hành vi thông đồng cấu kết với ông Phan Huy Văn (Giám đốc công ty Phan Anh), Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan vi phạm các quy định của luật đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua kit test COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất tổng giá trị hơn 148 tỷ đồng. Ông Văn và bà Phan Thị Khánh Vân (chị ruột ông Văn) còn thỏa thuận nhận trên 44 tỷ đồng tiền phần trăm ngoài hợp đồng do Việt Á chuyển. Bà Vân đã chi một phần tiền cho ông Lâm Văn Tuấn.Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, với việc bị khởi tố đã lột mặt nạ của một số Giám đốc CDC các địa phương khi trước đó họ đều thề thốt không liên quan, nếu ăn 1 đồng thôi là xứng đáng đi tù. Đồng thời, cho thấy đạo đức của nhiều cán bộ trong ngành y tế hiện nay đã suy thoái nghiêm trọng. Theo luật sư Cường, bản chất của vụ việc ở CDC Thừa Thiên Huế và các nơi khác mà cơ quan chức năng đã khởi tố là các đối tượng đã không tuân thủ quy định của Luật đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu, xác định không đúng giá trị của các loại hàng hóa khi mua bằng tiền từ ngân sách nhà nước. Thậm chí, các đối tượng đã cấu kết với nhau vi phạm quy định về đấu thầu, bán cho nhà nước sản phẩm kém chất lượng với giá cao ngất ngưỡng, gấp nhiều lần giá thị trường. Đối với các cán bộ, lãnh đạo CDC Thừa Thiên Huế, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng hay hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhận hối lộ để xử lý đối với các tội danh tương ứng... Những tội phạm về chức vụ có mức chế tài rất nghiêm khắc, nếu là hành vi nhận hối lộ, với số tiền nhận hối lộ từ 1.000.000.000 đồng trở lên, người phạm tội có thể phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất có chế tài là tử hình. Vụ án xảy ra tại các trung tâm kiểm soát bệnh tật, các bệnh viện, cơ sở y tế ở nhiều địa phương trong thời gian qua cho thấy đạo đức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế đang xuống cấp nghiêm trọng, công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội đối với lĩnh vực này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, sơ hở khiến các đối tưởng trục lợi. Do đó, không chỉ để xử lý đối với các cán bộ có vi phạm mà còn tìm ra các lỗ hổng, kẻ hở trong công tác quản lý đối với lĩnh vực y tế để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Cần phải kịp thời sửa đổi bổ sung các quy định của luật đấu thầu, luật đầu tư công, các quy chế, quy định về mua sắm tài sản công.Đồng thời cần phải làm tốt hơn đối với vấn đề công tác cán bộ nói chung và cán bộ trong ngành y tế nói riêng để sử dụng đúng người, đúng việc. Những người không còn đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức thì cần phải được phát hiện kịp thời để loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước. Cần phải bồi dưỡng đạo đức, trình độ, nâng cao năng lực quản lý và nâng cao bản lĩnh chính trị để các cán bộ, lãnh đạo ngành y tế nói riêng, các cán bộ trong lĩnh vực khác nói chung không bị đánh gục bởi lợi ích vật chất, không vì quyền lợi riêng tư mà xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. >>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố. Nguồn: PLO
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Văn Đức – Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 1 thuộc cấp về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đáng chú ý, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế trước đó khi trả lời báo chí liên quan vụ Việt Á từng khẳng định: “Việc điều tra này không liên quan đến CDC Thừa Thiên Huế. Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê tôi đi tù cũng xứng đáng!". Phát ngôn trên của ông Đức từng khiến dư luận chú ý.
Ông Đức đã bị lột mặt nạ khi bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khởi tố, bắt giam do có hành vi vụ lợi dẫn đến các sai phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Việc phát ngôn một đằng, làm một nẻo không chỉ Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế. Trước đó, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc CDC Nghệ An khi trả lời báo chí về việc Việt Á chi tiền hoa hồng đã khẳng định: “Tôi chưa từng nhận một khoản tiền nào từ Công ty Việt Á. Qua kiểm tra các cán bộ trong đơn vị, anh chị em cũng khẳng định không nhận bất kỳ khoản tiền hoa hồng nào". Tuy nhiên, 10 ngày sau phát ngôn trên, ông Nguyễn Văn Định cùng thuộc cấp bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Một trường hợp khác là Giám đốc CDC Bắc Giang Lâm Văn Tuấn. Ông Tuấn từng nói rằng "không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á hay Công ty Phan Anh, còn quá trình đấu thầu thì thực hiện theo quy định, thuê đơn vị tư vấn".
Tuy nhiên, ngày 21/1, ông Tuấn bị C03 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan vụ Việt Á. Ông Tuấn đã có hành vi thông đồng cấu kết với ông Phan Huy Văn (Giám đốc công ty Phan Anh), Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan vi phạm các quy định của luật đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua kit test COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất tổng giá trị hơn 148 tỷ đồng. Ông Văn và bà Phan Thị Khánh Vân (chị ruột ông Văn) còn thỏa thuận nhận trên 44 tỷ đồng tiền phần trăm ngoài hợp đồng do Việt Á chuyển. Bà Vân đã chi một phần tiền cho ông Lâm Văn Tuấn.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, với việc bị khởi tố đã lột mặt nạ của một số Giám đốc CDC các địa phương khi trước đó họ đều thề thốt không liên quan, nếu ăn 1 đồng thôi là xứng đáng đi tù. Đồng thời, cho thấy đạo đức của nhiều cán bộ trong ngành y tế hiện nay đã suy thoái nghiêm trọng.
Theo luật sư Cường, bản chất của vụ việc ở CDC Thừa Thiên Huế và các nơi khác mà cơ quan chức năng đã khởi tố là các đối tượng đã không tuân thủ quy định của Luật đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu, xác định không đúng giá trị của các loại hàng hóa khi mua bằng tiền từ ngân sách nhà nước. Thậm chí, các đối tượng đã cấu kết với nhau vi phạm quy định về đấu thầu, bán cho nhà nước sản phẩm kém chất lượng với giá cao ngất ngưỡng, gấp nhiều lần giá thị trường.
Đối với các cán bộ, lãnh đạo CDC Thừa Thiên Huế, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng hay hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhận hối lộ để xử lý đối với các tội danh tương ứng... Những tội phạm về chức vụ có mức chế tài rất nghiêm khắc, nếu là hành vi nhận hối lộ, với số tiền nhận hối lộ từ 1.000.000.000 đồng trở lên, người phạm tội có thể phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất có chế tài là tử hình.
Vụ án xảy ra tại các trung tâm kiểm soát bệnh tật, các bệnh viện, cơ sở y tế ở nhiều địa phương trong thời gian qua cho thấy đạo đức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế đang xuống cấp nghiêm trọng, công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội đối với lĩnh vực này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, sơ hở khiến các đối tưởng trục lợi.
Do đó, không chỉ để xử lý đối với các cán bộ có vi phạm mà còn tìm ra các lỗ hổng, kẻ hở trong công tác quản lý đối với lĩnh vực y tế để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Cần phải kịp thời sửa đổi bổ sung các quy định của luật đấu thầu, luật đầu tư công, các quy chế, quy định về mua sắm tài sản công.
Đồng thời cần phải làm tốt hơn đối với vấn đề công tác cán bộ nói chung và cán bộ trong ngành y tế nói riêng để sử dụng đúng người, đúng việc. Những người không còn đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức thì cần phải được phát hiện kịp thời để loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước. Cần phải bồi dưỡng đạo đức, trình độ, nâng cao năng lực quản lý và nâng cao bản lĩnh chính trị để các cán bộ, lãnh đạo ngành y tế nói riêng, các cán bộ trong lĩnh vực khác nói chung không bị đánh gục bởi lợi ích vật chất, không vì quyền lợi riêng tư mà xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lý do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố. Nguồn: PLO