Ngôi nhà của gia đình ông Công Ngọc Dũng, cháu của bà Nguyễn Thị An, nằm ngay bên đê sông Hồng ở ngoại thành Hà Nội, từng hai lần đón Hồ Chủ tịch về thăm. Lần 1 là từ ngày 23 đến ngày 25.8.1945, lần 2 là ngày 24.11.1946. Ngôi nhà này đã có lịch sử gần 100 năm tuổi. Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Người lưu lại đây, ngôi nhà được công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.Cây hoa mộc được trồng trước hiên nhà vào năm 1929, và được nhiều thế hệ trong gia đình thay nhau chăm sóc đến nay. Đây được coi là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử gắn với ngôi nhà.Trước đây, chủ nhân của ngôi nhà này là chính tổng, làm nghề ươm tơ tằm, nên xây cất được căn nhà khang trang, bằng gạch, lợp ngói. Phía trước nhà có bốn chữ Hán "Minh nguyệt thanh phong" (trăng thanh gió mát). Hai bên có hai dòng chữ nhỏ "Bảo Đại tứ niên - Tôn tạo Đông thành" (Nhà xây năm thứ tư thời vua Bảo Đại, khánh thành vào mùa Đông).Ban thờ Bác Hồ được đặt ngay gian chính của ngôi nhà.Bộ bàn ghế Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc năm 1945 đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.Tại ngôi nhà, các tranh, ảnh của các vị lãnh tụ, chính khách được treo.Tại đây lưu giữ nhiều kỷ vật của Bác Hồ, trong đó có chiếc máy đánh chữ đã nhuộm màu thời gian.Dịch bệnh kéo dài, nên Di tích không đón được các đoàn du khách tới thăm quan. Không gian ở đây yên tĩnh, thoáng mát nên cũng trở thành điểm vui chơi của các em nhỏ trong xóm.Gia đình ông Công Ngọc Dũng, cháu nội đời thứ ba của bà Nguyễn Thị An là người đang trông coi và kiêm hướng dẫn viên du lịch cho du khách khi tới thăm quan. Qua 3 lần tu sửa, ngôi nhà vẫn giữ được nguyên gốc.Năm 2019, ngôi nhà đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp thành phố với tên "Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An". Từ năm 2021, ngôi nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia.
Ngôi nhà của gia đình ông Công Ngọc Dũng, cháu của bà Nguyễn Thị An, nằm ngay bên đê sông Hồng ở ngoại thành Hà Nội, từng hai lần đón Hồ Chủ tịch về thăm. Lần 1 là từ ngày 23 đến ngày 25.8.1945, lần 2 là ngày 24.11.1946.
Ngôi nhà này đã có lịch sử gần 100 năm tuổi. Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Người lưu lại đây, ngôi nhà được công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.
Cây hoa mộc được trồng trước hiên nhà vào năm 1929, và được nhiều thế hệ trong gia đình thay nhau chăm sóc đến nay. Đây được coi là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử gắn với ngôi nhà.
Trước đây, chủ nhân của ngôi nhà này là chính tổng, làm nghề ươm tơ tằm, nên xây cất được căn nhà khang trang, bằng gạch, lợp ngói. Phía trước nhà có bốn chữ Hán "Minh nguyệt thanh phong" (trăng thanh gió mát). Hai bên có hai dòng chữ nhỏ "Bảo Đại tứ niên - Tôn tạo Đông thành" (Nhà xây năm thứ tư thời vua Bảo Đại, khánh thành vào mùa Đông).
Ban thờ Bác Hồ được đặt ngay gian chính của ngôi nhà.
Bộ bàn ghế Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc năm 1945 đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Tại ngôi nhà, các tranh, ảnh của các vị lãnh tụ, chính khách được treo.
Tại đây lưu giữ nhiều kỷ vật của Bác Hồ, trong đó có chiếc máy đánh chữ đã nhuộm màu thời gian.
Dịch bệnh kéo dài, nên Di tích không đón được các đoàn du khách tới thăm quan. Không gian ở đây yên tĩnh, thoáng mát nên cũng trở thành điểm vui chơi của các em nhỏ trong xóm.
Gia đình ông Công Ngọc Dũng, cháu nội đời thứ ba của bà Nguyễn Thị An là người đang trông coi và kiêm hướng dẫn viên du lịch cho du khách khi tới thăm quan. Qua 3 lần tu sửa, ngôi nhà vẫn giữ được nguyên gốc.
Năm 2019, ngôi nhà đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp thành phố với tên "Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An". Từ năm 2021, ngôi nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia.