Ngày 28/7/2017, Thủ tướng ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Bảo tàng nằm tại Toà nhà Hội nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức đón khách tham quan từ ngày 19/6, nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020).Từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày triển khai các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm. Đã có trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.Dự án trưng bày triển khai đồng thời với Dự án sưu tầm, đến nay đã hoàn tất thi công. Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay. Trong ảnh là hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết tại tầng 1 Bảo tàng.Bảo tàng được chia 2 tầng. Tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu độc đáo và các tờ báo cổ. Tầng 2 đang được bố trí các tờ báo điện tử và các tờ báo địa phương. Bảo tàng này hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến, nơi tham quan thường xuyên của những người làm báo ở mọi miền trong cả nước. Đây được coi là điểm tựa tinh thần để các nhà báo, phóng viên giữ vững niềm tin, tinh thần sáng tạo không ngừng trong quá trình làm việc.Điểm nhấn thứ 2 là “bục kim cương" nằm ở gian 1865 – 1925.Những tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt, chiều xem từ trái qua phải.Gia Định Báo – tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra mắt tại Sài Gòn vào ngày 15/4/1865, đánh dấu sự ra đời của báo chí Việt Nam.Báo Thanh Niên – tờ báo do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản số 1 vào ngày 21/6/1925, mở đầu dòng báo chí cách mạng Việt Nam (tại gian 1925 – 1945).Báo chí chiến khu ở gian 1945 – 1954.Những sắc lệnh Báo chí đầu tiên.Những chiếc thẻ nhà báo bản gốc được trưng bày ở Bảo tàng.Bản tin đầu tiên.Công tác chuẩn bị, hoàn thiện các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng đã hoàn chỉnh.Nơi trưng bày của báo điện tử không xuất hiện các hiện vật như các gian báo khác, chỉ trưng bày màn hình để khách tham quan tự do tra cứu.Góc báo chí địa phương.Nơi ghi danh, tưởng niệm những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Ngày 28/7/2017, Thủ tướng ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Bảo tàng nằm tại Toà nhà Hội nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức đón khách tham quan từ ngày 19/6, nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020).
Từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày triển khai các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm. Đã có trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.
Dự án trưng bày triển khai đồng thời với Dự án sưu tầm, đến nay đã hoàn tất thi công. Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay. Trong ảnh là hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết tại tầng 1 Bảo tàng.
Bảo tàng được chia 2 tầng. Tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu độc đáo và các tờ báo cổ. Tầng 2 đang được bố trí các tờ báo điện tử và các tờ báo địa phương. Bảo tàng này hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến, nơi tham quan thường xuyên của những người làm báo ở mọi miền trong cả nước. Đây được coi là điểm tựa tinh thần để các nhà báo, phóng viên giữ vững niềm tin, tinh thần sáng tạo không ngừng trong quá trình làm việc.
Điểm nhấn thứ 2 là “bục kim cương" nằm ở gian 1865 – 1925.
Những tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt, chiều xem từ trái qua phải.
Gia Định Báo – tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra mắt tại Sài Gòn vào ngày 15/4/1865, đánh dấu sự ra đời của báo chí Việt Nam.
Báo Thanh Niên – tờ báo do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản số 1 vào ngày 21/6/1925, mở đầu dòng báo chí cách mạng Việt Nam (tại gian 1925 – 1945).
Báo chí chiến khu ở gian 1945 – 1954.
Những sắc lệnh Báo chí đầu tiên.
Những chiếc thẻ nhà báo bản gốc được trưng bày ở Bảo tàng.
Bản tin đầu tiên.
Công tác chuẩn bị, hoàn thiện các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng đã hoàn chỉnh.
Nơi trưng bày của báo điện tử không xuất hiện các hiện vật như các gian báo khác, chỉ trưng bày màn hình để khách tham quan tự do tra cứu.
Góc báo chí địa phương.
Nơi ghi danh, tưởng niệm những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.