Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên món bánh trôi bánh chay. Từ sáng sớm, người dân Hà Nội đã đi chợ mua hoa, bánh trái để dâng lên tổ tiên. Góc phố Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng - Hà Nội) từ 6h sáng đã tấp nập người xếp hàng chờ mua bánh.Với người Hà Nội, bánh trôi bánh chay ở các phố Ngô Thì Nhậm, Trần Xuân Soạn, hoặc chợ Hôm... luôn hấp dẫn nhờ hương vị truyền thống.Thậm chí phải chờ đến 30 phút song các thực khách đều rất kiên nhẫn. Chị Mai Anh (36 tuổi, nhà ở phố Huế) vui vẻ cho biết: "Năm nào tôi cũng ra cửa hàng này mua bánh vì hương vị ăn hợp miệng. Chỉ có điều phải xếp hàng hơi lâu thôi".Quán nhỏ chỉ vài m2 đã chật cứng khách, nên chủ cửa hàng phải làm thêm một nồi bánh khác trên vỉa hè.Dòng người xếp hàng mua bánh trôi bánh chay cúng Tết hàn thực ngày càng đông.Bánh trôi, bánh chay ở cửa hàng này có giá khoảng 15.000 đồng/cốc và khách phải thanh toán tiền trước khi mua bánh. Cửa hàng chỉ bán bánh nóng chứ không bán bột sống như nhiều nơi khác."Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh", theo phong tục Trung Quốc, người dân phải kiêng đốt lửa ba ngày và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, phong tục này đã có nhiều biến đổi.Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng. Vào ngày này, nhiều gia đình mua đường, đậu xanh, bột nếp, vừng... về tự làm bánh trôi, bánh chay.Các khu chợ Hà Nội với đủ các mặt hàng xôi chè, bánh được bày bán cùng bánh trôi bánh chay.Chủ cửa hàng bánh luôn tay phục vụ khách.Bánh trôi được nặn bằng bột nếp, bọc nhân đường. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, vớt ra và ngâm trong nước nguội để bánh không dính vào nhau, sau đó bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi sẽ được rắc thêm mấy hạt vừng rang thơm. "Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh".Bánh chay cũng bằng bột nếp, nhưng nhân bằng đậu xanh. Đậu để làm nhân bánh cũng phải là giống hạt nhỏ, thơm. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây. Tùy hương vị, có người bỏ thêm hoa bưởi, hoặc gừng vào cốc bánh chay.Bên cạnh những chiếc bánh đã được nấu chín, các cửa hàng cũng bán thêm bột nếp sống để làm bánh.Nụ cười tươi tắn mời khách mua hàng của một chủ quán bánh trôi trên phố.Đồ nghề làm bánh đơn giản, bánh dễ làm, và chỉ cần thêm một chiếc bàn nhỏ, một góc riêng là có thể bán được bánh trôi bánh chay.Khắp các con phố tỏa ra mùi hương đặc trưng riêng của những nồi bánh nghi ngút khói. Người nặn bánh, người luộc, người nấu chè... tạo nên một không khí ấm cúng trong thời tiết se lạnh ở Hà Nội.Các hàng hoa, xe chở hoa cũng có nhiều loài hoa hơn để bán cho người dân trong ngày Tết Hàn thực.Một cô gái cẩn thận lựa từng bông hoa để mua.Người dân thường chọn hoa cúc, hoa hồng để cắm lên bàn thờ tổ tiên.
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên món bánh trôi bánh chay. Từ sáng sớm, người dân Hà Nội đã đi chợ mua hoa, bánh trái để dâng lên tổ tiên. Góc phố Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng - Hà Nội) từ 6h sáng đã tấp nập người xếp hàng chờ mua bánh.
Với người Hà Nội, bánh trôi bánh chay ở các phố Ngô Thì Nhậm, Trần Xuân Soạn, hoặc chợ Hôm... luôn hấp dẫn nhờ hương vị truyền thống.
Thậm chí phải chờ đến 30 phút song các thực khách đều rất kiên nhẫn. Chị Mai Anh (36 tuổi, nhà ở phố Huế) vui vẻ cho biết: "Năm nào tôi cũng ra cửa hàng này mua bánh vì hương vị ăn hợp miệng. Chỉ có điều phải xếp hàng hơi lâu thôi".
Quán nhỏ chỉ vài m2 đã chật cứng khách, nên chủ cửa hàng phải làm thêm một nồi bánh khác trên vỉa hè.
Dòng người xếp hàng mua bánh trôi bánh chay cúng Tết hàn thực ngày càng đông.
Bánh trôi, bánh chay ở cửa hàng này có giá khoảng 15.000 đồng/cốc và khách phải thanh toán tiền trước khi mua bánh. Cửa hàng chỉ bán bánh nóng chứ không bán bột sống như nhiều nơi khác.
"Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh", theo phong tục Trung Quốc, người dân phải kiêng đốt lửa ba ngày và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, phong tục này đã có nhiều biến đổi.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng. Vào ngày này, nhiều gia đình mua đường, đậu xanh, bột nếp, vừng... về tự làm bánh trôi, bánh chay.
Các khu chợ Hà Nội với đủ các mặt hàng xôi chè, bánh được bày bán cùng bánh trôi bánh chay.
Chủ cửa hàng bánh luôn tay phục vụ khách.
Bánh trôi được nặn bằng bột nếp, bọc nhân đường. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, vớt ra và ngâm trong nước nguội để bánh không dính vào nhau, sau đó bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi sẽ được rắc thêm mấy hạt vừng rang thơm. "Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh".
Bánh chay cũng bằng bột nếp, nhưng nhân bằng đậu xanh. Đậu để làm nhân bánh cũng phải là giống hạt nhỏ, thơm. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây. Tùy hương vị, có người bỏ thêm hoa bưởi, hoặc gừng vào cốc bánh chay.
Bên cạnh những chiếc bánh đã được nấu chín, các cửa hàng cũng bán thêm bột nếp sống để làm bánh.
Nụ cười tươi tắn mời khách mua hàng của một chủ quán bánh trôi trên phố.
Đồ nghề làm bánh đơn giản, bánh dễ làm, và chỉ cần thêm một chiếc bàn nhỏ, một góc riêng là có thể bán được bánh trôi bánh chay.
Khắp các con phố tỏa ra mùi hương đặc trưng riêng của những nồi bánh nghi ngút khói. Người nặn bánh, người luộc, người nấu chè... tạo nên một không khí ấm cúng trong thời tiết se lạnh ở Hà Nội.
Các hàng hoa, xe chở hoa cũng có nhiều loài hoa hơn để bán cho người dân trong ngày Tết Hàn thực.
Một cô gái cẩn thận lựa từng bông hoa để mua.
Người dân thường chọn hoa cúc, hoa hồng để cắm lên bàn thờ tổ tiên.