Sống trên những vùng núi cao nhất của Tây Bắc hiểm trở, người Hà Nhì có nhiều lễ hội và phong tục độc đáo. Phong tục tảo mộ không chỉ hàm chứa nhiều nghi lễ độc đáo, mà còn thể hiện bản sắc, tinh thần cộng đồng của người Hà NhìTừ chợ phiên Ý Tý chúng tôi xuôi xuống thôn Choỏn Thèn, nơi tập trung đông đảo người Hà Nhì sinh sống. Lễ tảo mộ là một trong những phong tục lâu đời của người Hà Nhì, thường được tổ chức vào dịp cuối năm và mùa xuân.Theo lệ, sau khi người chết chôn được ba năm thì gia đình tiến hành thăm viếng mộ phần và tảo mộ. Nếu như ở miền xuôi tảo mộ hay sang cát cho người quá cố được thực hiện theo từng gia đình, với người Hà Nhì đây là công việc chung của cả thôn, bản thể hiện sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau.Trước ngày lễ tảo mộ, gia đình một mặt chuẩn bị đồ cúng lễ chu đáo, một mặt thông báo để cả bản biết và tham gia. Đồ lễ cúng gồm gà trống, gạo nếp, trứng luộc, vàng hương… Các gia đình khác trong bản cũng chuẩn bị đồ ăn. Cả bản sẽ giết thịt một con lợn to lấy đầu và đuôi làm lễ cúng người quá cố, phần còn lại được chế biến thành các món ăn truyền thống để cả làng thưởng thức sau lễ cúng.Từ sáng sớm gia đình của người quá cố và những người đàn ông, thanh niên trong bản cùng nhau sửa sang lại mộ phần. Trên mộ cắm một cây nêu, trên cây nêu treo những con giống bằng giấy gấp hình chim hạc, con thuyền. Sau khi mộ phần được sửa sang sẽ tiến hành gắn bia và viết tên người quá cố.Đến giờ được chọn, thầy cúng sẽ tiến hành lễ cúng mời người quá cố về hưởng lộc. Mâm cúng với rượu, cơm nếp, vàng hương, đầu lợn được đặt trước cửa mộ - nơi ra vào của linh hồn người quá cố. Thầy cúng khấn xong thì mỗi gia đình trong bản sẽ mang một bó hương đến đốt và cắm bên mộ, đồng thời chia phần cơm nếp, thức ăn, rượu, bánh kẹo trước mộ người quá cố.
Sống trên những vùng núi cao nhất của Tây Bắc hiểm trở, người Hà Nhì có nhiều lễ hội và phong tục độc đáo. Phong tục tảo mộ không chỉ hàm chứa nhiều nghi lễ độc đáo, mà còn thể hiện bản sắc, tinh thần cộng đồng của người Hà Nhì
Từ chợ phiên Ý Tý chúng tôi xuôi xuống thôn Choỏn Thèn, nơi tập trung đông đảo người Hà Nhì sinh sống. Lễ tảo mộ là một trong những phong tục lâu đời của người Hà Nhì, thường được tổ chức vào dịp cuối năm và mùa xuân.
Theo lệ, sau khi người chết chôn được ba năm thì gia đình tiến hành thăm viếng mộ phần và tảo mộ. Nếu như ở miền xuôi tảo mộ hay sang cát cho người quá cố được thực hiện theo từng gia đình, với người Hà Nhì đây là công việc chung của cả thôn, bản thể hiện sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
Trước ngày lễ tảo mộ, gia đình một mặt chuẩn bị đồ cúng lễ chu đáo, một mặt thông báo để cả bản biết và tham gia. Đồ lễ cúng gồm gà trống, gạo nếp, trứng luộc, vàng hương… Các gia đình khác trong bản cũng chuẩn bị đồ ăn. Cả bản sẽ giết thịt một con lợn to lấy đầu và đuôi làm lễ cúng người quá cố, phần còn lại được chế biến thành các món ăn truyền thống để cả làng thưởng thức sau lễ cúng.
Từ sáng sớm gia đình của người quá cố và những người đàn ông, thanh niên trong bản cùng nhau sửa sang lại mộ phần. Trên mộ cắm một cây nêu, trên cây nêu treo những con giống bằng giấy gấp hình chim hạc, con thuyền. Sau khi mộ phần được sửa sang sẽ tiến hành gắn bia và viết tên người quá cố.
Đến giờ được chọn, thầy cúng sẽ tiến hành lễ cúng mời người quá cố về hưởng lộc. Mâm cúng với rượu, cơm nếp, vàng hương, đầu lợn được đặt trước cửa mộ - nơi ra vào của linh hồn người quá cố. Thầy cúng khấn xong thì mỗi gia đình trong bản sẽ mang một bó hương đến đốt và cắm bên mộ, đồng thời chia phần cơm nếp, thức ăn, rượu, bánh kẹo trước mộ người quá cố.