Gần đây, tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ USS Gerald R. Ford (CVN-78) đã được hạ thủy, dự kiến sẽ chính thức được đưa vào biên chế phục vụ vào năm 2015. “Khả năng tác chiến tổng thể của tàu này có bước nhảy vọt so với tàu sân bay lớp Nimitz đang phục vụ trong Hải quân Mỹ”, Thời báo Hoàn Cầu nhận xét.
Khả năng tấn công vượt trội
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) trang bị 2 hệ thống phóng thẳng đứng kiểu mới, dùng để phóng tên lửa hải đối không RIM-7 Sea Sparrow.
Gerald R.Ford có khả năng mang được 75 máy bay chiến đấu các loại, trong đó bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-35C, tiêm kích hạm F/A-18E/F, máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng. Ngoài ra còn có lượng lớn máy bay không người lái như X-47B.
|
Tàu sân bay USS Gerald R.Ford đã hạ thủy vào ngày 10/11.
|
Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, một tàu sân bay lớp Nimitz mang 75 máy bay chiến đấu thì một ngày có thể tấn công được 248 mục tiêu. Nhưng tàu sân bay USS Gerald R. Ford mang 75 máy bay chiến đấu thì số lượng tấn công có thể đạt được 2.000 mục tiêu trở lên, hiệu quả tác chiến tổng hợp là gấp 3 lần trở lên so với tàu sân bay lớp Nimitz.
USS Gerald R. Ford sử dụng radar tìm kiếm và theo dõi 2 băng tần (DBR), so với radar SPS-48 mà lớp Nimitz sử dụng thì ưu điểm lớn nhất của DBR chính là nâng cao khả năng đối phó các mục tiêu có tốc độ siêu âm cao.
Trong khi SPS-48 sử dụng quét tần số, chỉ có thể thực hiện quét điện từ theo hướng cao thấp, góc phương vị vẫn áp dụng quét cơ khí. Vì vậy tốc độ cập nhật số liệu mục tiêu tương đối thấp, nếu tốc độ mục tiêu nhanh, việc xác nhận tương đối khó khăn. Còn radar DBR (của CVN-78) là quét điện từ 2D, sau khi tìm thấy mục tiêu, có thể nhanh chóng thay đổi tốc độ truyền sóng mục tiêu, tiến hành xác định đối với mục tiêu. Vì vậy tốc độ liên hệ mục tiêu nhanh hơn, trong tình hình tốc độ và số lượng mục tiêu tăng vẫn có thể nhanh chóng xác nhận mục tiêu, sau đó dẫn đường cho hệ thống vũ khí đánh chặn.
|
USS Gerald R. Ford chở được 75 máy bay gồm cả tiêm kích có người lái và không người lái.
|
Về mặt thiết kế tổng thể thì tàu sân bay USS Gerald R. Ford không có thay đổi lớn so với Nimitz, nhưng đài chỉ huy tàu và boong máy bay đều sử dụng thiết kế hoàn toàn mới. Bằng cách tối ưu hóa thiết kế làm cho diện tích sử dụng của boong tàu được mở rộng, kết cấu của đài chỉ huy cũng được cải tiến, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như tầm nhìn, chỉ huy, kiểm soát bay, các loại radar và thông tin liên lạc. Đồng thời, tàu USS Gerald R. Ford khi được thiết kế đặc biệt nhấn mạnh tính năng tàng hình, tàu được lắp đặt vật liệu hấp thụ radar, làm giảm đáng kể diện tích phản xạ radar.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sử dụng 2 lò phản ứng nước áp lực điện hạt nhân A1B kiểu mới. So với A4W của tàu sân bay lớp Nimitz, mật độ năng lượng trung tâm A1B cao, công suất lò phản ứng nước áp lực lớn, kết cấu đơn giản, công suất cũng được tăng 25% trở lên so với tàu sân bay lớp Nimitz.
Tàu sử dụng hệ thống phân phối điện 13.800 volt, có thể tạo ra nguồn điện gấp 3 lần lò phản ứng của tàu sân bay lớp Nimitz.
Hệ thống phóng máy bay tiên tiến
Tàu USS Gerald R. Ford sử dụng thiết bị phóng điện từ thế hệ mới thay thế thiết bị phóng thủy lực trên tàu sân bay lớp Nimitz.
Gerald R. Ford tổng cộng được trang bị 4 bộ máy phóng điện từ. So với thiết bị phóng thủy lực truyền thống, dung tích phóng điện từ nhỏ, yêu cầu đối với hệ thống phụ trợ trên tàu thấp, trọng lượng nhẹ, chi phí vận hành và bảo trì thấp, nhân viên vận hành và bảo trì giảm 35%.
|
Một trong 4 máy phóng điện từ trên tàu sân bay đang được hoàn thiện.
|
Hỏa lực của tương lai
So với hỏa lực truyền thống, tàu USS Gerald R. Ford sẽ trang bị súng điện từ Railgun có tầm phóng có thể đạt 300km, nguyên lý của nó là sử dụng lực của điện từ trường trong hệ thống điện từ để phóng pháo.
Pháo này có các đặc điểm như tốc độ phản ứng nhanh, khả năng tấn công mạnh, tốc độ di chuyển hỏa lực nhanh, tỷ lệ trúng mục tiêu cao.
Pháo điện từ có thể phóng một viên đạn bay với tốc độ 4 km/giây, mà tốc độ bắn của một súng trường chỉ có 1km/giây. Vì vậy khả năng đánh chặn và tấn công của pháo này tốt hơn nhiều so với tên lửa và pháo trên tàu hiện nay của Hải quân Mỹ.